Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

1.200 tấn cá mòi, cá thu dạt vào bờ biển ở Nhật Bản

Hàng loạt xác cá mòi và cá thu được tìm thấy trôi nổi trên mặt biển gần cảng cá Hakodate ở Hokkaido, Nhật Bản.

Cá mòi và cá thu được tìm thấy trôi nổi trên mặt biển gần cảng cá Hakodate ở Hokkaido. Ảnh: AP.

Giới chức trách Nhật Bản thừa nhận đang gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân hàng trăm tấn cá dạt vào bờ biển trong những ngày gần đây, Guardian đưa tin ngày 14/12.

Hồi đầu tháng này, ước tính 1.200 tấn cá mòi và cá thu đã được phát hiện nổi trên mặt biển ngoài khơi cảng cá Hakodate ở Hokkaido, tạo thành một "tấm chăn bạc" trải dài hơn một km.

Ngày 13/12, các quan chức ở Nakiri - một thị trấn trên bờ biển Thái Bình Dương cách Hokkaido hàng trăm km về phía nam - cũng phải đối mặt với tình trạng xác 30-40 tấn cá mòi vảy, cá thu Nhật (hay còn được gọi là cá sa pa), dạt vào bờ biển vài ngày trước đó.

Ngư dân địa phương gấp rút thu gom cá vì lo ngại xác cá sẽ làm giảm hàm lượng oxy trong nước, và môi trường biển sẽ bị hủy hoại nếu để lâu.

“Tôi chưa bao giờ thấy tình trạng như vậy trước đây”, một ngư dân đã làm việc ở khu vực này 25 năm nói với tờ Mainichi Shimbun. Người này cho biết chỉ mới từ năm ngoái cư dân mới bắt gặp cá thu ở Nakiri. Điều này dấy lên lo ngại về sự thay đổi hệ sinh thái biển trong lòng ngư dân.

ca dat vao bo anh 1

Chính quyền địa phương đang kêu gọi người dân không ăn cá dạt vào bờ. Ảnh: AP.

Các chuyên gia suy đoán rằng loài cá di cư ở cả hai khu vực đã bị mắc cạn sau khi bị cá cam Nhật Bản và các loài cá săn mồi khác truy đuổi đến mức kiệt sức. Họ cho biết thêm hiện tượng cá chết hàng loạt cũng có thể xảy ra khi nhiệt độ nước giảm đột ngột, khiến cá bị sốc.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác vẫn chưa thể xác định. “Chúng tôi dự định kiểm ra mẫu nước biển tại khu vực này để tìm ra nguyên nhân", Mikine Fujiwara - một quan chức thủy sản địa phương - cho hay.

Các quan chức chính phủ Nhật Bản đã chỉ trích một bài viết trên tờ Daily Mail của Anh, và cho rằng hiện tượng cá chết hàng loạt này có mối liên hệ với việc xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Bài viết chỉ ra rằng cá chết đã bắt đầu dạt vào bờ biển gần 4 tháng sau khi nhà máy bắt đầu xả nước vào biển Thái Bình Dương. Trong nước thải có chứa một lượng nhỏ chất đồng vị phóng xạ tritium.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã phê duyệt kế hoạch, nêu rõ trong bản đánh giá an toàn rằng việc xả nước sẽ có "tác động phóng xạ không đáng kể đến con người và môi trường".

Theo một cơ quan thủy sản, kết quả kiểm tra lượng nước được bơm ra khỏi nhà máy Fukushima không có gì bất thường.

Các quan chức thị trấn ở Hakodate kêu gọi người dân địa phương không tiêu thụ cá mắc cạn, khi có thông tin rằng một số người đang gom số lượng lớn để bán hoặc ăn. Takashi Fujioka, một nhà nghiên cứu thủy sản, khuyên người dân không nên tiêu thụ cá khi nguyên nhân chưa được làm rõ.

Rừng ngập mặn thành tâm điểm của thế giới

Rừng ngập mặn trở lại tâm điểm chú ý tại tại Hội nghị COP28 ở Dubai vì khả năng trợ giúp con người trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Cách đi du lịch không để lại 'dấu chân tồi tệ'

Ngành công nghiệp du lịch gây ra những tác động đáng kể đến môi trường. Bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để giúp các điểm đến giảm bớt gánh nặng do con người để lại.

Minh Vi

Bạn có thể quan tâm