Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 cách dạy con không trở thành kẻ bắt nạt

Không phụ huynh nào muốn con mình trở thành kẻ bắt nạt. Để đảm bảo trẻ không đi theo con đường này, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau, theo Momtastic.

nuoi day con anh 1

1. Nói về hành vi bắt nạt: Cách tốt nhất là giáo dục trẻ về hành vi bắt nạt và hậu quả của nó. Bạn đừng ngần ngại nói với con một cách chi tiết, làm cho trẻ hiểu bắt nạt là gì, tại sao nó sai, nó làm tổn thương người khác như thế nào, tại sao có hành vi bắt nạt... Nếu bạn biết một số trường hợp bắt nạt, hãy chia sẻ nó với chúng. Bạn cũng có thể hỏi trẻ nghĩ gì về kẻ bắt nạt và thảo luận mở với con càng nhiều càng tốt. Ảnh: PBS Kids for Parents.

nuoi day con anh 2

2. Dạy trẻ tôn trọng mọi người: Phụ huynh hãy giáo dục trẻ rằng việc trêu chọc ai đó dựa trên đẳng cấp, màu da, chủng tộc, tôn giáo, giới tính cùng nhiều thứ khác là hoàn toàn sai lầm. Trẻ cần tôn trọng mọi người và có sự đồng cảm với người khác. Để làm được điều này, cha mẹ có thể cùng con tham gia vào các hoạt động cộng đồng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để trẻ hiểu được giá trị của sự chia sẻ và giúp đỡ. Ngoài ra, bạn có thể đặt ra những quy tắc rõ ràng về cách đối xử với người khác trong gia đình và áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp. Ảnh: Pexels.

nuoi day con anh 3

3. Biết về bạn của con: Ảnh hưởng của bạn bè đến hành vi của trẻ là điều không thể phủ nhận. Đôi khi, để hòa nhập với nhóm bạn, trẻ có thể bắt chước những hành vi tiêu cực như bắt nạt mà không nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của nó. Chúng cho rằng đó là cách thể hiện sự "ngầu". Vì vậy, việc quan tâm đến nhóm bạn của con là điều quan trọng. Bằng cách hiểu rõ về bạn bè của con, cha mẹ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và kịp thời can thiệp, ngăn chặn con mình rơi vào những tình huống tiêu cực. Ảnh: Pexels.

nuoi day con anh 4

4. Làm gương cho con: Trẻ thường học hỏi từ cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, bạn hãy làm gương cho chúng. Khi bố mẹ thể hiện sự tôn trọng, con sẽ học được cách tôn trọng người khác. Ngược lại, nếu bố mẹ thường xuyên trêu chọc người khác, con cũng sẽ dễ dàng bắt chước theo. Khi chứng kiến ai đó bị bắt nạt, bạn hãy lên tiếng bảo vệ người yếu. Hãy cho con thấy rằng việc giúp đỡ người khác là điều rất đáng quý. Ảnh: Pexels.

nuoi day con anh 5

5. Dành thời gian cho con: Một trong những lý do khiến trẻ trở thành kẻ bắt nạt là chúng cảm thấy bị bỏ rơi. Do vậy, dù bận rộn đến đâu, cha mẹ hãy dành thời gian cho con để biết về cuộc sống, hoạt động và thói quen của chúng. Bạn có thể hỏi con về bạn bè, học tập, môi trường học, một số hoạt động mới... Đừng chỉ chăm chăm dạy dỗ và chỉ trích chúng, thay vào đó, bố mẹ hãy lắng nghe trẻ, hỗ trợ chúng khi cần và yêu thương chúng vô điều kiện. Ảnh: Pexels.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

6 dấu hiệu cho thấy trẻ bị bắt nạt trên mạng

Con bạn thường xuyên buồn bã, ít giao tiếp, liên tục kiểm tra điện thoại..., đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bắt nạt trên mạng, theo HuffPost.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm