1. Cho trẻ giao tiếp từ sớm: Giao tiếp sớm giúp trẻ làm quen với âm thanh, từ ngữ và cấu trúc câu, từ đó hình thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển ngôn ngữ về sau. Khi giao tiếp, trẻ sẽ kích thích các vùng não liên quan đến ngôn ngữ, tư duy và trí nhớ, giúp não bộ phát triển toàn diện. Cha mẹ có thể cùng trẻ chơi các trò chơi như đố chữ, đoán hình, kể chuyện, đóng vai... sẽ giúp trẻ làm quen với từ ngữ, rèn luyện trí nhớ và khả năng diễn đạt. Ảnh: Pexels. |
2. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động: Khi được khuyến khích tham gia các hoạt động như diễn kịch, thuyết trình, tranh luận, trẻ sẽ dần làm quen với việc đứng trước đám đông, tự tin thể hiện bản thân và vượt qua nỗi sợ hãi. Ngoài ra, thông qua các hoạt động, trẻ sẽ tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới, giúp tăng vốn từ vựng và khả năng sử dụng ngôn ngữ. Ảnh: Freepik. |
3. Luyện tập: Việc luyện tập thường xuyên và có phương pháp sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi nói trước đám đông. Ban đầu, bạn hãy để con thực hành trước các thành viên trong gia đình. Sau đó, con có thể mời thêm bạn bè hoặc người thân tham gia. Bạn có thể yêu cầu con nói về những chủ đề mà chúng quan tâm và khuyến khích thể hiện bản thân càng nhiều càng tốt. Khi hoàn thành, cha mẹ hãy đưa ra phản hồi mang tính xây dựng để trẻ cải thiện. Bạn cũng có thể cho con xem các video của các diễn giả nổi tiếng hoặc đưa chúng đến các hội thảo để trẻ học hỏi cách truyền đạt thông tin hiệu quả. Ảnh: Freepik. |
4. Thảo luận hàng ngày: Không nhất thiết phải là một cuộc thảo luận kéo dài 2 giờ, chỉ cần có một cuộc trò chuyện chung về các chủ đề hàng ngày, bạn đã giúp con tự tin khi nói trước đám đông. Khi đọc sách, xem tin tức, bạn có thể hỏi trẻ về quan điểm của chúng về một vấn đề cụ thể. Cho dù đó là thể thao, chính trị, phim ảnh hay thậm chí là phim hoạt hình, hãy cùng con thảo luận bất cứ khi nào để xây dựng kỹ năng nói và lập luận của trẻ. Ảnh: Freepik. |
5. Dạy con hít thở: Khi đứng trước đám đông, đặc biệt là khi còn nhỏ, trẻ thường cảm thấy lo lắng, hồi hộp. Điều này khiến nhịp tim tăng nhanh, gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi, run tay chân. Hít thở sâu là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả để giúp trẻ làm chủ cảm xúc, giảm căng thẳng và lấy lại sự bình tĩnh. Cha mẹ có thể cùng con tập hít thở tại nhà, hướng dẫn con hít thở sâu vài hơi trước khi lên sân khấu để chúng có thể bình tĩnh và tự tin. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.