1. Cố gắng kết nối với con: Thông thường, trẻ em chọn hành vi xấu để tìm sự chú ý từ cha mẹ, đặc biệt nếu chúng cảm thấy không được lắng nghe hoặc yêu thương. Do vậy, dù bận rộn với công việc đến đâu, cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian cho con và nói lời yêu thương trẻ thường xuyên. Tuy nhiên, dành thời gian cho con không đơn giản là hỏi về hoạt động của chúng trong ngày. Cha mẹ hãy chơi với trẻ, nói về sở thích của con, đưa chúng ra ngoài hay làm việc nhà cùng nhau. Bạn càng dành nhiều thời gian với trẻ, chúng sẽ càng mở lòng với bạn và chia sẻ về những gì khiến chúng thay đổi hành vi. Ảnh: Freepik. |
2. Đàm phán: Đôi khi, đàm phán là công cụ hữu hiệu để giải quyết các tình huống khi trẻ có hành vi không mong muốn. Thay vì đơn thuần ra lệnh hoặc phạt, việc đàm phán giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe. Điều này củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Qua quá trình đàm phán, trẻ sẽ nhận ra được hậu quả hành động của mình và học cách chịu trách nhiệm. Thay vì cảm thấy bị ép buộc, trẻ sẽ tự nguyện thay đổi hành vi khi chúng cảm thấy được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Ảnh: Freepik. |
3. Giao nhiệm vụ cho trẻ: Không được giao nhiệm vụ hoặc không được hỏi ý kiến về một vấn đề dễ khiến trẻ khó chịu và xuất hiện hành vi xấu. Vì vậy, cha mẹ hãy lắng nghe, để trẻ tự quyết định trong giới hạn và thảo luận về ưu, nhược điểm của ý kiến đó. Điều này sẽ khiến con bạn cảm thấy được tôn trọng. Ngoài ra, cha mẹ đừng ngần ngại giao cho con một số nhiệm vụ quan trọng (trong độ tuổi của trẻ) và hướng dẫn để trẻ tự xử lý. Ảnh: Freepik. |
4. Cân nhắc kỹ lời nói: Những gì cha mẹ nói với trẻ có ảnh hưởng đến chúng, đặc biệt là trong các giai đoạn như dậy thì. Do đó, hãy lưu ý những gì bạn nói và cách giao tiếp. Cha mẹ nên kiềm chế bản thân, hạn chế nói ra điều gì đó khiến con nản lòng, tổn thương và tiếp tục hành vi xấu của mình. Ví dụ, nếu bạn thấy trẻ đang đánh nhau với anh chị em, đừng la hét hay mắng mỏ chúng trước mặt người khác. Thay vào đó, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, ngồi cạnh chúng và hỏi lý do xuất hiện hành vi xấu. Bạn càng bình tĩnh giao tiếp với trẻ, chúng càng lắng nghe và có thể chia sẻ vấn đề của mình với bạn. Ảnh: Pexels. |
5. Dạy con cách xử lý cảm xúc: Trẻ em thể hiện hành vi xấu thường bắt nguồn từ những cảm xúc tiêu cực mà chúng không biết cách kiểm soát. Do vậy, cha mẹ nên dạy con cách nhận biết và quản lý cảm xúc của mình. Nếu trẻ thể hiện cảm xúc tiêu cực, cha mẹ hãy hỏi chúng tại sao lại cảm thấy như vậy. Khi biết được mình đang cảm thấy gì, trẻ sẽ dễ dàng tìm ra cách giải quyết vấn đề hơn. Ngoài ra, cha mẹ hãy làm gương cho trẻ. Nếu chúng thấy cha mẹ xử lý cảm xúc của họ một cách tiêu cực, chúng sẽ làm điều tương tự và ngược lại. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.