1. Dấu hiệu thể chất: Nếu tay và mặt của con bạn đầy vết bầm tím hoặc các vết thương vật lý khác mà không giải thích được, trẻ có thể đang bị bắt nạt ở trường. Khi con đột nhiên mặc áo dài tay và quần dài dù thời tiết nóng, hoặc thay đổi kiểu tóc thường xuyên để che trán, rất có thể chúng đang cố gắng che giấu một số vết thương. Vì vậy, phụ huynh hãy lưu ý và hỏi trẻ về các vết bầm tím. Chúng có thể không mở lòng ngay nên bạn hãy kiên nhẫn. Ảnh: Shutterstock. |
2. Không muốn đến trường: Nếu con bạn thường xuyên nghỉ học, hoặc kêu đau đầu, đau bụng mỗi ngày trước khi tới trường, rất có thể chúng đang bị bắt nạt. Trẻ thường đưa ra những lý do như vậy khi chúng không muốn đối mặt với ai đó ở trường. |
3. Thường xuyên mất đồ: Trẻ em dễ bị mất một số đồ ở trường. Nhưng nếu con bạn thường xuyên bị mất giày, hộp cơm, kính, sách giáo khoa, chắc chắn chúng đang bị đối xử tệ ở trường. Bên cạnh đó, kẻ bắt nạt có thể cố ý làm hỏng đồ dùng của trẻ như xé sách, làm bẩn quần áo, phá vỡ đồ dùng... để gây ra sự tổn thất về vật chất và tinh thần cho trẻ. |
4. Thay đổi trong mối quan hệ: Con bạn không còn đi chơi với nhóm bạn nữa, rất có thể tình trạng bắt nạt, cô lập đang diễn ra trong nhóm. Ngược lại, trẻ cũng có thể tìm đến những nhóm bạn mới mà chúng nghĩ rằng sẽ an toàn hơn, hoặc đơn giản là trẻ cảm thấy cô đơn và muốn tìm kiếm sự đồng cảm. Ngoài ra, ngay cả khi trẻ trở nên ít nói hơn, ít chia sẻ với các thành viên trong gia đình hoặc thích ở một mình, phụ huynh hãy chú ý đến chúng. |
5. Thay đổi cảm xúc, thường phản ứng dữ dội: Nếu con bạn thể hiện cảm xúc dữ dội khi nói về trường học, bạn bè hoặc một số hoạt động, điều đó có nghĩa là chúng đang cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc sợ hãi. Trong một số trường hợp, trẻ có thể trở nên hung hăng, bạo lực và gây gổ với người khác. |
6. Thay đổi thói quen: Khi trẻ đột ngột từ bỏ những hoạt động mà trước đây chúng rất yêu thích, như chơi thể thao, bỏ học thêm hoặc thậm chí các hoạt động hàng ngày, đó có thể là một dấu hiệu bất thường. Điều này cho thấy trẻ đang cố gắng tránh những tình huống có thể dẫn đến xung đột, đặc biệt là ở trường. Nếu trẻ đưa ra những lý do không rõ ràng hoặc bịa đặt để giải thích cho sự thay đổi của mình, rất có thể chúng đang cố gắng che giấu việc mình bị bắt nạt. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.