1. Ăn đủ chất: Theo Science Alert, bộ não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng nó tiêu thụ khoảng 20% nguồn năng lượng hàng ngày. Do đó, dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe não bộ. Chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp chúng ta duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp - 2 căn bệnh có liên quan nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Do đó, nếu muốn có bộ não khỏe mạnh, bạn nên bổ sung rau, trái cây, các loại hạt, đậu..., đồng thời hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán và phô mai. |
2. Uống đủ nước: Khoảng 60% cơ thể người là nước, nên việc uống đủ nước sẽ hỗ trợ chức năng não và duy trì sức khỏe tổng thể cho chúng ta. Các bạn trẻ lưu ý mất nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thể chất và tinh thần, ví dụ như gây ra cảm giác mệt mỏi và khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung và phản ứng chậm cũng có thể bắt nguồn từ việc cơ thể thiếu nước. Vì thế, gen Z nên uống đủ nước mỗi ngày để não hoạt động tối ưu và ngăn ngừa suy giảm chức năng não. |
3. Hạn chế uống rượu: Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet vào năm 2020 cho thấy uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, tỷ lệ lên đến 1%. Rượu không chỉ ảnh hưởng chức năng não mà còn làm thay đổi cấu trúc não. Cụ thể, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2022, các nhà nghiên cứu tại đại học Mỹ và Thụy Sĩ chỉ ra rằng rượu có liên quan đến việc tế bào thần kinh biến mất và thoái hóa chất trắng - chất được tạo thành từ mạng lưới sợi thần kinh, cho phép các tế bào não giao tiếp. Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia tại Mỹ khuyến cáo chúng ta không nên uống quá 14 đơn vị rượu mỗi tuần để giữ gìn sức khỏe não bộ và các cơ quan khác như tim mạch, vú, miệng, cổ họng. |
4. Vận động, tập luyện đều đặn: Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho não vì làm tăng lưu lượng máu đến não, từ đó giúp tăng hoạt động và thể tích, khiến não hoạt động hiệu quả hơn. Những thay đổi này đều có lợi cho sức khỏe não bộ và có tác dụng chống lại nguy cơ suy giảm nhận thức. Do đó, gen Z nên đặt mục tiêu hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, hoặc 75 phút tập cường độ cao mỗi tuần. |
5. Giao tiếp xã hội thường xuyên: Cô đơn, ít giao tiếp xã hội cũng có liên quan đến nguy cơ trầm cảm và suy giảm nhận thức. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet vào năm 2022 chỉ ra rằng những người có kết nối xã hội tốt - ví dụ như sống cùng người khác, tham gia hoạt động nhóm hàng tuần, gặp gỡ người thân và bạn bè thường xuyên - sẽ có tốc độ suy giảm trí nhớ chậm hơn. Lý do là giao tiếp xã hội sẽ kích thích khả năng chú ý và ghi nhớ, đồng thời củng cố mạng lưới não bộ. Theo đó, gen Z có thể làm tình nguyện, tham gia cộng đồng địa phương hoặc gặp gỡ bạn bè thường xuyên để duy trì sức khỏe não bộ. |
6. Không ngừng học tập: Dù đã tốt nghiệp nhiều năm, bạn vẫn không nên ngừng học. Học tập có tác dụng bảo vệ não bộ vì nghiên cứu của các nhà khoa học tại Anh đã chỉ ra rằng những người học tập suốt đời có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn người khác khoảng 7%. Để duy trì sức khỏe não bộ, bạn có thể học một ngôn ngữ mới, chơi thể thao, học nhạc cụ hoặc tập giải các câu đố. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.