1. Đồng cảm: Nếu con bạn có lòng đồng cảm cao, đó là dấu hiệu tốt khi chúng lớn lên. Ở trẻ em, sự đồng cảm thường thể hiện dưới dạng quan tâm đến cảm xúc của người khác. Chúng thường an ủi những người xung quanh nếu nhận thấy họ buồn hoặc tổn thương. Nếu làm những điều này một cách tự nhiên, trẻ có thể sẽ rất tốt bụng. Ảnh: Freepik. |
2. Tôn trọng người khác: Sự tôn trọng có thể thể hiện theo nhiều cách. Những đứa trẻ biết tôn trọng người khác sẽ biết lắng, đối xử với mọi người một cách công bằng. Chúng không vô cớ phản ứng tiêu cực với cha mẹ, giáo viên; tôn trọng không gian riêng của bạn bè, anh chị... Ảnh: Freepik. |
3. Hào phóng, biết chia sẻ: Nếu trẻ nhanh nhẹn chia sẻ đồ chơi, kẹo hoặc những thứ khác mà chúng thích với anh chị em, bạn bè hoặc người khác, đó là một dấu hiệu tích cực. Việc cho đi sẽ giúp chúng cảm thấy mình có giá trị và được yêu thương, có động lực để làm việc tốt. Ảnh: Freepik. |
4. Tò mò về thế giới: Hầu hết tất cả trẻ em đều có tính tò mò. Đây là một phần tự nhiên của việc lớn lên, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một đứa trẻ đang lớn lên với đạo đức tốt. Nếu con bạn luôn đặt câu hỏi về những người khác, cố gắng hiểu những nền văn hóa và cách sống khác, điều đó cho thấy chúng cởi mở và không phán xét. Ảnh: Pexels. |
5. Trung thực: Từ khoảng 3 tuổi, trẻ em có thể biết nói dối. Nhưng nếu con bạn không nói dối, ngay cả khi điều này giúp chúng tránh bị phạt hoặc có được thứ mình muốn, đó là dấu hiệu tốt cho thấy bạn đã thành công trong việc xây dựng tính trung thực, lòng tự trọng cho trẻ. Chúng biết rằng nói thật là điều quan trọng và cần thiết trong mọi mối quan hệ. Trẻ cũng hiểu rằng chúng không cần phải dựa vào những lời nói dối để che đậy khuyết điểm của mình. Ảnh: Freepik. |
6. Chịu trách nhiệm: Như đã đề cập bên trên, rất nhiều trẻ em có xu hướng nói dối để tránh chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Nhưng nếu con bạn từ chối làm điều đó, đó là một dấu hiệu cho thấy chúng đang lớn lên thành người tử tế. Chúng biết nhận lỗi, xin lỗi về sai lầm của mình và cố gắng khắc phục. Điều này cho thấy chúng hiểu hành động của mình có thể ảnh hưởng tới người khác và sẽ cố gắng đảm bảo những tác động đó là tích cực. Ảnh: Freepik. |
7. Sẵn sàng giúp đỡ: Con bạn có tình nguyện làm việc nhà giúp bạn mà không cần được yêu cầu không? Chúng có tự giác giúp đỡ bạn bè khó khăn không? Sự sẵn lòng giúp đỡ này cho thấy trẻ nhận ra rằng điều quan trọng là làm cho cuộc sống dễ dàng hơn. Nếu con bạn luôn cố gắng giúp đỡ, điều đó cho thấy một xu hướng bẩm sinh hướng đến sự tốt đẹp. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.