1. Không tôn trọng và cãi lại: Khi đứa trẻ 3 tuổi cãi lại bạn, điều đó có vẻ buồn cười và đáng yêu. Nhưng nếu đứa trẻ 7 tuổi hét lên "không" mỗi lần bạn bảo chúng làm gì đó, điều đó có thể khiến bạn phát cáu. Nếu không được xử lý đúng cách, việc cãi lại có thể dẫn đến tranh cãi giữa cha mẹ và con cái. Bạn hãy để đứa trẻ bình tĩnh lại rồi giải quyết những gì chúng nói. Cha mẹ hãy đặt ra giới hạn về hành vi và chỉ ra hậu quả nếu chúng vượt ranh giới. Ảnh: Pexels. |
2. Thiếu động lực và lười biếng: Trẻ không quan tâm đến bất cứ việc gì, từ bài tập về nhà đến dọn dẹp góc học tập. Thậm chí ngay cả việc chơi, chúng cũng từ chối tham gia. Ở một số độ tuổi, trẻ có thể trải qua những thay đổi về tâm lý, dẫn đến sự mất hứng thú với mọi thứ. Áp lực học tập, kỳ vọng của gia đình hoặc bạn bè có thể khiến trẻ cảm thấy quá tải và mất động lực. Cha mẹ đừng vội kết luận hay phát xét, hãy dành thời gian lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của con. Đừng ép con bạn tham gia một hoạt động, thay vào đó, hãy cho chúng các lựa chọn. Ảnh: Freepik. |
3. Hành vi hung hăng hoặc bạo lực: Trẻ em tức giận là điều bình thường. Nhưng nếu cơn giận đó trở thành hành vi bạo lực, đó là một vấn đề, ví dụ như rối loạn tâm lý, rối loạn hành vi... Thay vì phản ứng theo cảm xúc như la mắng, đánh trẻ, cha mẹ hãy nói cho chúng biết hậu quả sẽ như thế nào nếu chúng trở nên bạo lực và chỉ ra cách chúng có thể làm thay thế. Ảnh: Pexels. |
4. Bắt nạt: Trẻ có thể bắt nạt người khác để khẳng định bản thân và cảm thấy mình mạnh mẽ hơn. Chúng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bạn bè và bắt chước hành vi. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện con có hành động ác ý, hung dữ, xúc phạm ai đó, cha mẹ cần nói chuyện với con ngay lập tức. Sau đó, bạn hãy cho trẻ biết hành vi đó không thể chấp nhận, sẽ có hại cho cả con và người bị bắt nạt. Bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật phù hợp với hành vi của trẻ, nhưng phải đảm bảo không làm tổn thương chúng. Ảnh: Pexels. |
5. La hét và chửi thề: Trẻ em la hét khi chúng tức giận. Nhưng nếu chúng bắt đầu chửi thề ngay cả khi chưa đầy 10 tuổi, bạn nên lo lắng. Chúng có thể sử dụng những hành vi này để thu hút sự chú ý của người lớn. Khi trẻ la hét, điều quan trọng là bố mẹ phải giữ bình tĩnh. Việc la hét lại sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Sau đó, bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu tại sao hành vi của chúng là không đúng. Nếu trẻ chửi thề, bạn hãy nói với chúng rằng đó là một "từ xấu" và mọi người không thích từ đó. Trừng phạt có thể giúp trẻ hiểu rằng hành vi của chúng là sai, nhưng cần phải phù hợp và không quá khắc nghiệt. Ảnh: Pexels. |
6. Nói dối: Những đứa trẻ còn rất nhỏ không phân biệt được giữa nói dối và trò chơi tưởng tượng. Nhưng khi trẻ lớn hơn, chúng có thể cố tình nói dối vì những lý do cụ thể, như tránh bị phạt. Cha mẹ hãy dạy chúng sự trung thực, bắt đầu bằng cách trở thành một tấm gương. Khi phát hiện con có thói quen xấu này, cha mẹ cần tìm hiểu lý do đằng sau, giải thích cho trẻ và đặt ra giới hạn. Ngược lại, khi con nói thật, dù là về một lỗi lầm nhỏ, hãy khen ngợi và động viên chúng. Ảnh: Pexels. |
7. Đòi hỏi: Nhiều phụ huynh có xu hướng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Họ cho rằng việc đáp ứng mọi nhu cầu của con sẽ giúp trẻ cảm thấy yêu thương và hạnh phúc. Tuy nhiên, việc chiều chuộng con quá mức lại vô tình tạo ra thói quen đòi hỏi, tính cách tham lam của trẻ. Để tránh làm hư trẻ, cha mẹ có thể để con tự kiếm hoặc tiết kiệm tiền tiêu vặt. Bạn cũng cần dạy trẻ cách trải nghiệm và bày tỏ lòng biết ơn cũng như thái độ tình nguyện khi giúp đỡ người khác. Điều đó sẽ giúp bé giảm việc đòi hỏi và trân trọng những gì mình có. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.