1. Khó khăn trong việc tin tưởng người khác: Trong một gia đình độc hại, sự tin tưởng là một khái niệm xa vời. Trẻ em thường bị lạm dụng, ngược đãi và bỏ rơi cả về thể chất lẫn tình cảm. Điều này khiến chúng khó lòng tin tưởng vào bất kỳ ai, kể cả những người có thiện ý. Ảnh: Modern Parenting. |
2. Nhận thức tiêu cực về bản thân: Lạm dụng cảm xúc và tinh thần có thể khiến một đứa trẻ mất đi ý thức về bản thân và làm giảm lòng tự trọng của chúng. Chúng có thể tự chỉ trích bản thân, do dự và khổ sở. Khi trưởng thành, điều này có thể dẫn đến các vấn đề như tự ti, lo lắng và trầm cảm. Ảnh: Pexels. |
3. Khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc: Trẻ em học hỏi cách ứng xử từ những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên biểu hiện cảm xúc một cách tiêu cực, như la hét, chửi bới hoặc bạo lực, trẻ sẽ học theo cách ứng xử này. Khi không được dạy cách nhận biết và quản lý cảm xúc của mình, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, buồn bã hoặc sợ hãi. Ảnh: Pexels. |
4. Rối loạn lo âu: Những người đến từ một gia đình độc hại thường được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu, trẻ em cũng vậy. Điều này xuất phát từ việc trẻ thường phải đối mặt với nhiều áp lực, bất ổn và nỗi sợ hãi. Chúng có thể khó khăn trong việc tập trung, cáu kỉnh, bồn chồn, căng thẳng... Ảnh: Shutterstock. |
5. Ưu tiên cảm xúc của người khác hơn mình: Trong gia đình độc hại, nếu bày tỏ cảm xúc, trẻ có thể bị la mắng, phạt hoặc thậm chí bị bạo hành. Để tránh những hậu quả này, trẻ học cách kìm nén cảm xúc của mình. Ngoài ra, chúng có thể bị đổi lỗi, dẫn đến cảm thấy mình là nguyên nhân gây ra những xung đột và căng thẳng. Do đó, trẻ cố gắng làm mọi thứ để làm hài lòng người khác và tránh gây ra rắc rối. Ảnh: Wealthysinglemommy. |
6. Cực đoan trong các mối quan hệ: Trong một gia đình độc hại, ranh giới cá nhân thường bị phá vỡ. Trẻ em có thể bị kiểm soát quá mức hoặc bị xem nhẹ cảm xúc của mình. Điều này khiến chúng khó khăn trong việc thiết lập và duy trì ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ. Một số trẻ có xu hướng quá phụ thuộc vào người khác, tìm kiếm sự chấp thuận và xác nhận từ họ. Ngược lại, một số người khác lại chọn cách xa lánh hoàn toàn các mối quan hệ. Họ xây dựng một bức tường bao quanh mình để bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương. Ảnh: Pexels. |
7. Khó khăn khi đối phó với thất bại: Cha mẹ độc hại thường đặt ra những kỳ vọng quá cao, không phù hợp với khả năng của con cái. Khi chúng thất bại, cha mẹ thường chỉ trích, la mắng hoặc phớt lờ. Do áp lực thành công quá lớn và phản ứng tiêu cực của cha mẹ, trẻ thường sợ hãi khi đối mặt với thất bại, ngay cả khi đã trưởng thành. Chúng lo lắng rằng sẽ bị phán xét, trừng phạt hoặc bị từ chối. Từ đó, chúng có xu hướng tránh né những tình huống có thể dẫn đến thất bại, không dám đặt ra mục tiêu cao. Ảnh: All Pro Dad. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.