1. Thích phê bình: Mẹ đưa ra phản hồi để trẻ học hỏi từ sai lầm và cải thiện kỹ năng. Thế nhưng, một người mẹ độc hại lại chỉ đưa ra phản hồi tiêu cực, tạo ra bầu không khí căng thẳng. Họ tìm kiếm sự hoàn hảo từ con cái và không chấp nhận bất kỳ điều gì không phù hợp với tiêu chuẩn đã đặt ra. Nếu con yếu kém trong vấn đề nào đó, mẹ độc hại sẽ liên tục chế giễu, mắng mỏ hoặc thậm chí gắn "nhãn dán" gây tổn thương. Ảnh: Freepik. |
2. So sánh con: Trẻ đạt điểm A trong tất cả môn học, nhưng người mẹ độc hại sẽ không hài lòng về điều đó vì bạn hoặc anh chị em của con đạt được điểm A+. Thay vì hướng con tới mục tiêu cao hơn, họ phá hủy sự tự tin của trẻ bằng cách so sánh chúng với đứa trẻ khác và bỏ qua những ưu điểm của con. Ảnh: Freepik. |
3. Sỉ vả trẻ ngay cả lỗi nhỏ: Nếu một đứa trẻ vô tình làm vỡ bát thủy tinh, phản ứng của người mẹ là kiểm tra xem chúng có bị thương không. Nhưng một người mẹ độc hại lại chỉ trích, chửi rủa thậm tệ. Họ nói với trẻ rằng chúng không bao giờ làm được điều tốt trong cuộc sống và có thể đưa ra hình phạt nghiêm khắc ngay cả những sai lầm nhỏ. Lâu dần, trẻ có thể tin rằng chúng xứng đáng bị đối xử tệ. Ảnh: Pexels. |
4. Đổ lỗi cho trẻ: Khi người mẹ cảm thấy buồn, tức giận hoặc thất vọng, thay vì đối diện với cảm xúc của mình, họ sẽ đổ lỗi cho con vì đã khiến mình cảm thấy như vậy. Bên cạnh đó, nếu gia đình gặp khó khăn về tài chính, hôn nhân đổ vỡ hoặc các vấn đề khác, người mẹ độc hại sẽ đổ lỗi cho con vì đã không đủ ngoan ngoãn, không đủ giỏi giang để giúp đỡ gia đình. Ảnh: Pexels. |
5. Hạ thấp sự thành công của con: Khi trẻ thành công, chúng thích chia sẻ điều đó với cha mẹ để được công nhận và đánh giá cao về những nỗ lực của chúng. Tuy nhiên, người mẹ độc hại không chấp nhận hoặc đánh giá thấp nỗ lực của trẻ. Điều này dễ xảy ra khi đứa trẻ đã đạt được điều gì đó mà không cần sự giúp đỡ của mẹ. Người mẹ độc hại sẽ cảm thấy nếu đứa trẻ tiếp tục làm tốt mà không cần họ, họ sẽ dần mất đi tầm quan trọng. Ảnh: Freepik. |
6. Không tôn trọng quyền riêng tư: Một người mẹ độc hại muốn kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ nên sẽ từ chối quyền riêng tư của con. Họ có thể kiểm tra điện thoại, lục tủ, cặp sách của trẻ mà không có sự cho phép hay thậm chí là can thiệp quá mức vào các mối quan hệ của con. Ảnh: Freepik. |
7. Đặt cảm xúc của mình lên hàng đầu: Một người mẹ độc hại sẽ không xem xét ý kiến hay đề xuất của con mình. Mọi thứ đều xoay quanh nhu cầu, mong muốn, cảm xúc và tình cảm của họ. Họ sẽ tìm cách để đứa trẻ cảm thấy có nghĩa vụ phải bỏ qua lựa chọn của mình, thay vào đó là đi theo đúng hướng vì hạnh phúc của mẹ. Ảnh: Natgeofe. |
8. Yêu thương có điều kiện: Người mẹ độc hại tận dụng mọi cơ hội để nhắc nhở con về những hy sinh mà họ đã làm cho chúng. Họ làm điều đó để khiến trẻ cảm thấy có trách nhiệm làm cho mẹ hạnh phúc. Tình cảm của họ chỉ được thể hiện khi đứa trẻ đáp ứng những kỳ vọng hoặc hành vi cụ thể, điều này dẫn đến cảm giác không xứng đáng và bất an. Ảnh: Shutterstock. |
9. Lạm dụng cảm xúc của trẻ: Họ liên tục chỉ trích, thao túng hoặc làm nhục con mình, tạo ra một môi trường có hại. Lạm dụng cảm xúc cũng có thể thể hiện dưới dạng bỏ qua cảm xúc của đứa trẻ, sử dụng sự im lặng để đạt được mục đích. Lâu dần, nó để lại vết sẹo tinh thần và ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ. Ảnh: OSU. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.