1. Trả lời thay con: Nhiều cha mẹ thích nói chuyện và trả lời thay cho con mình, lý do có thể là sợ con trả lời thiếu lịch sự hoặc cho rằng con nhút nhát. Điều này hoàn toàn sai. Theo các chuyên gia tâm lý, khi cha mẹ cố gắng trả lời thay con, trẻ sẽ dần hình thành suy nghĩ rằng mình không đủ khả năng để tự mình đối mặt với các tình huống, từ đó làm giảm đi sự tự tin và bản lĩnh. Ảnh: Freepik. |
2. Cố gắng thay đổi con bằng lời nói: Bạn có cố gắng thay đổi thói quen của con mình bằng cách nói không? Lời nói của bạn có hoàn toàn khác với hành động của bạn không? Nếu có, bạn đang làm sai. Có thể, với tư cách là cha mẹ, bạn chưa nhận thấy điều đó, nhưng trẻ em quan sát những điều như vậy một cách dễ dàng. Ví dụ, nếu bạn không ăn rau và trái cây nhưng khuyên con bạn ăn chúng, trẻ sẽ dễ từ chối lời đề nghị này. Ảnh: Pexels. |
3. Chỉ đưa "tiền": Việc nuôi dạy con không chỉ là cung cấp vật chất đầy đủ mà còn là việc nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ. Hãy dành thời gian cho con, lắng nghe con và cùng con trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ. Khi cha mẹ dành thời gian cho con, đó là lúc tình cảm gia đình được vun đắp. Những khoảnh khắc bên nhau giúp con cái cảm thấy được yêu thương, tin tưởng và an toàn. Ảnh: Freepik. |
4. Chỉ chú ý đến lỗi sai của trẻ: Cha mẹ không nên nói về lỗi lầm của trẻ em mọi lúc, nhất là trước mặt người ngoài. Vì khi cha mẹ lặp đi lặp lại lỗi sai, trẻ dễ suy giảm lòng tự trọng, đánh mất sự tự tin. Thay vì chỉ tập trung vào những lỗi lầm, hãy dành thời gian để khen ngợi, động viên và hướng dẫn con. Hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, và mục tiêu của cha mẹ là giúp con phát triển toàn diện và trở thành những người tốt. Ảnh: Pexels. |
5. Bỏ qua việc lắng nghe: Nhiều cha mẹ coi vấn đề của trẻ là "chuyện trẻ con" nên thay vì lắng nghe, họ gạt đi khi con đề cập đến. Tuy nhiên, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng và ý kiến của mình không quan trọng. Việc không được lắng nghe từ nhỏ sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và thể hiện cảm xúc của mình. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ trở nên thu mình, ít giao tiếp và khó mở lòng với người khác. Ảnh: Freepik. |
6. Ép buộc trẻ về sở thích và nghề nghiệp: Trong bất kỳ tình huống nào, cha mẹ cũng không nên cố gắng ép con về việc lựa chọn sở thích, đặc biệt là về nghề nghiệp. Mỗi đứa trẻ đều có những sở thích, năng khiếu và cá tính riêng biệt. Khi bị ép buộc làm những việc mình không yêu thích, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và mất đi động lực để khám phá bản thân. Áp lực từ phía cha mẹ khiến trẻ luôn cảm thấy phải đáp ứng những kỳ vọng quá lớn. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và thậm chí là trầm cảm. Ảnh: Pexels. |
7. Luôn nói "có": Bạn đã nghe nhiều về hậu quả của việc luôn nói “không” với trẻ em, nhưng trên thực tế, nói “có” mọi lúc cũng là sai lầm. Khi mọi thứ đều được đáp ứng một cách dễ dàng, trẻ sẽ không biết trân trọng những gì mình có. Ngoài ra, vì luôn được đáp ứng mọi nhu cầu, trẻ sẽ khó chấp nhận khi bị từ chối và có thể trở nên bướng bỉnh, nổi loạn. Chúng gặp khó khăn trong việc chia sẻ và hợp tác với bạn bè vì luôn muốn làm theo ý mình. Ảnh: Pexels. |
8. So sánh trẻ: Bạn có thói quen so sánh con với bạn bè hay anh chị em của chúng không? Nếu có, bạn nên bỏ ngay thói quen này. Khi liên tục bị so sánh, trẻ sẽ cảm thấy mình luôn kém cỏi so với người khác, dẫn đến mất đi niềm tin vào bản thân và khả năng của mình. Cũng có thể, trẻ sẽ cố gắng bắt chước người khác để được khen ngợi, dẫn đến việc mất đi bản sắc riêng. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.