1. Khiển trách con ngay cả khi chúng đã nhận lỗi: Trẻ đã làm sai và thừa nhận điều đó; tuy nhiên, cha mẹ vẫn la mắng chúng vì đã phạm sai lầm, bỏ qua việc chúng đã can đảm để trung thực. Điều này vô tình tạo ra một môi trường không an toàn để trẻ chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ thật của mình. Bên cạnh đó, khi luôn bị khiển trách, trẻ sẽ cảm thấy mình không bao giờ làm đúng và mất đi niềm tin vào bản thân. Ảnh: Pexels. |
2. Không bao giờ tự hào về con: Bạn không thể hiện sự phấn khích hay vui mừng khi con chiến thắng trong một cuộc thi hay hoàn thành tốt một nhiệm vụ. Thực tế, sự khích lệ của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Khi được khen ngợi và động viên, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn, sẵn sàng đối mặt với thử thách và đạt được những thành công trong cuộc sống. Ảnh: Freepik. |
3. La mắng, trừng phạt con trước mặt người khác: Ngay cả khi đang ở chỗ đông người, một số ông bố bà mẹ vẫn vô tư la mắng con, không do dự trong việc khiển trách đứa trẻ, thậm chí sẵn sàng đánh con 1-2 cái. Khi bị khiển trách trước mặt người khác, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ và tự ti. Điều này có thể để lại những vết sẹo tâm lý lâu dài, ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ trong việc giao tiếp và thể hiện bản thân. Ảnh: Freepik. |
4. Không thể hiện tình cảm đầy đủ: Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao con luôn cố gắng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách làm phiền với những trò nghịch ngợm không? Có thể chúng đang cảm thấy thiếu kết nối, thiếu tình cảm từ cha mẹ. Trẻ cần cảm giác được yêu thương và an toàn để phát triển lành mạnh. Khi thiếu đi sự thể hiện tình cảm của cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, bất an và thiếu tự tin. Ảnh: Freepik. |
5. Luôn có giọng điệu chỉ trích: Cha mẹ luôn duy trì một thái độ chỉ trích, nhìn nhận con cái một cách tiêu cực là một hành vi nuôi dạy sai lầm. Thậm chí, một số cha mẹ vẫn giữ quan niệm rằng việc chỉ trích là cách duy nhất để dạy con ngoan. Áp lực từ những lời chỉ trích khiến trẻ luôn sống trong trạng thái căng thẳng, lo lắng và sợ thất bại. Trẻ sẽ cảm thấy nỗ lực của mình không được đánh giá cao và mất đi động lực để cố gắng. Ảnh: Freepik. |
6. Áp đặt lên trẻ: Cha mẹ quyết định mọi thứ cho con mình, từ trường học đến quần áo chúng mặc. Trong quá trình này, phụ huynh có xu hướng trở nên cứng nhắc, đến mức quên mất việc cho trẻ quyền lựa chọn. Điều đó khiến đứa trẻ khao khát những thứ khác và trong một số trường hợp, chúng sẽ không ngần ngại thực hiện nó mà không cần sự cho phép. Ảnh: Freepik. |
7. Luôn so sánh: Phụ huynh nêu ra những tấm gương tích cực cho con thấy là điều tốt. Nhưng luôn so sánh trẻ với ai đó, đặc biệt là một anh chị em hoặc bạn bè của chúng, đó là dấu hiệu của việc nuôi dạy con kém. Khi luôn bị so sánh, trẻ sẽ cảm thấy mình không đủ tốt, không bằng người khác và dần mất đi lòng tự trọng. Thay vì cố gắng cho những mục tiêu của riêng mình, trẻ chỉ muốn đạt được những gì mà người khác đã làm được, dẫn đến việc mất đi động lực học tập và khám phá bản thân. Ảnh: Relavate. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.