![]() |
Địa đạo Phú Thọ Hòa, (quận Tân Phú, TP.HCM) là một trong những căn cứ quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Công trình này được xây dựng vào năm 1947, là địa đạo đầu tiên tại khu vực miền Nam. |
![]() |
Địa đạo nằm trong khuôn viên rộng hơn 4.000 m2 tại Di tích lịch sử Địa đạo Phú Thọ Hòa, nơi đây được chứng nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996. Hiện nay, di tích mở cửa miễn phí cho người dân, du khách. |
![]() |
Có một đoạn địa đạo dài khoảng 100 m đã được phục chế, nâng cấp, chát xi măng để phục vụ nhu cầu tham quan. Tuy nhiên, do một số đoạn đang bị thấm nước nên Ban quản lý Di tích đang hạn chế cho khách xuống địa đạo. |
![]() |
Bên trong địa đạo, có những đoạn chỉ cao khoảng 0,5 m, một người lớn muốn đi qua thì phải bò hoặc nằm trườn qua. |
![]() |
Lỗ thông hơi của địa đạo được ngụy trang dưới luỹ tre, nay đã được cải tạo bằng bê tông để tránh nước, mưa và đảm bảo an toàn. |
![]() |
Các cửa hầm ban đầu được ngụy trang kín đáo trong mô đất hoặc lùm cây rậm rạp, chỉ vừa đủ cho một người chui lọt. |
![]() |
Đỗ Hoàng Hải, hướng dẫn viên khu di tích Phú Thọ Hòa, cho biết theo tư liệu, vào thời kỳ chống Pháp, địa đạo gồm hệ thống hầm dài hơn 10 km nối qua nhiều ấp, kết hợp với giao thông hào và công sự chiến đấu liên xã. Địa đạo giúp bảo vệ làng xã và là nơi bám trụ kháng chiến hiệu quả chống lại thực dân Pháp. |
![]() |
Ngày nay, một số miệng hầm đã được phục dựng với xi măng và nắp gỗ để phục vụ tham quan. |
![]() |
Tại Di tích lịch sử Địa đạo Phú Thọ Hòa còn trưng bày nhiều tượng người tái hiện khung cảnh chiến đấu dưới hào của quân dân du kích miền Nam. |
![]() |
Sa bàn địa đạo Phú Thọ Hòa đặt trong nhà trưng bày của khu di tích. Cấu trúc địa đạo được cải tiến từ dạng hầm ếch sang kiểu “toa tàu”, với các vách ngăn cách nhau khoảng 20m. Mỗi vách đều có lỗ nhỏ để chui qua, giúp bộ đội dễ dàng di chuyển và cắt đuôi kẻ địch nếu bị phát hiện. |
![]() |
Uyển Nhi và Hồng Ngọc (quận Tân Phú) cho biết đây là lần đầu cả hai biết và đến thăm địa đạo Phú Thọ Hòa. "Sau khi mình xem phim Địa đạo thì rất tò mò, muốn trải nghiệm không gian địa đạo thực tế thế nào. Và khá bất ngờ vì ở ngay trung tâm TP.HCM có một địa đạo mở cửa miễn phí mọi người tham quan, chỉ hơi tiếc vì không được tham quan đầy đủ tuyến địa đạo này", Uyển Nhi nói. |
Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?
Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'