Theo Reuters, Nam Phi đang chứng kiến thêm nhiều trường hợp nhiễm biến chủng phụ của Omicron (BA.2), hay còn gọi là “biến chủng tàng hình”.
Bà Michelle Groome, Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm Nam Phi, cho biết số ca nhiễm BA.2 chiếm 23% trong tổng số 450 mẫu bệnh phẩm mà Mạng lưới Giám sát bộ Gene Nam Phi giải trình tự vào tháng 1. Trong khi đó, chủng gốc Omicron vẫn chiếm tới 75%.
Tuy nhiên, trong 2.2.43 mẫu bệnh phẩm được giải trình tự vào tháng 12, BA.2 chỉ chiếm 4% và chủng Omicron gốc chiếm 94%.
"Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng ca nhiễm BA.2 và đang cố gắng thu thập thêm thông tin về dòng phụ này. Chúng tôi đã tăng số mẫu bệnh phẩm từ những tỉnh cho thấy sự gia tăng ca nhiễm BA.2, tỷ lệ của nó tăng lên cũng vì thế”, bà Groome nói.
Vị chuyên gia cũng cho rằng ở giai đoạn hiện tại, không có dấu hiệu cho thấy sự khác biệt giữa BA.2 và chủng Omicron gốc. Tương tự Delta, nhiều chủng phụ cũng xuất hiện và gần như không có sự khác biệt nào giữa chúng. Tuy nhiên, để chắc chắn, giới chuyên gia Nam Phi vẫn tiếp tục theo dõi BA.2 sát sao.
Về việc người nhiễm BA.2 có triệu chứng khác không, bà Groome cho hay chưa nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Các nhà khoa học sẽ phân tích dữ liệu từ người nhập viện để tìm ra manh mối về mức độ nghiêm trọng ở F0 nhiễm BA.2.
Sau sự xuất hiện của Omicron, hiện tại, thế giới phát hiện tổng cộng 4 chủng phụ: BA.1, BA.2, BA.1.1.529 và BA.3. Tất cả đều có liên quan chặt chẽ về mặt di truyền, nhưng mỗi chủng có các đột biến khác nhau có thể thay đổi cách chúng hoạt động.
Theo cơ sở dữ liệu GISAID, biến chủng BA.1 vẫn chiếm đa số trong các ca nhiễm Omicron trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới, một số quốc gia đang báo cáo sự gia tăng gần đây của biến chủng phụ BA.2. Tính đến ngày 2/2, ít nhất 57 quốc gia, vùng lãnh thổ phát hiện ca nhiễm BA.2.
Một số báo cáo ban đầu cũng chỉ ra rằng BA.2 thậm chí có thể dễ lan hơn hơn BA.1 - biến chủng vốn đã có khả năng lây nhiễm nhanh chóng. Giới chức y tế Đan Mạch ước tính rằng BA.2 có thể lây truyền gấp 1,5 lần so với BA.1, mặc dù nó có khả năng không gây ra bệnh nặng hơn.
Làn sóng Covid-19 thứ 4 của Nam Phi nổ ra vào cuối năm 2021 khi Omicron xuất hiện. Sau khi đạt kỷ lục hơn 26.000 ca mắc mới một ngày, từ giữa tháng 12, số ca nhiễm của Nam Phi bắt đầu giảm. Trong những tuần gần đây, con số luôn duy trì ở mức 3.000 ca/ngày.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.