Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách chế biến thịt gà ngon, an toàn

Việc chuẩn bị, bảo quản và nấu thịt gà đúng cách rất quan trọng. Nếu không, nó có thể trở thành nguồn gây bệnh.

Tuy là thực phẩm bổ dưỡng, thịt gà cũng dễ nhiễm khuẩn. Ảnh: Bakafood.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, tuy là thực phẩm bổ dưỡng, thịt gà cũng dễ nhiễm khuẩn. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ được chất lượng thịt gà, người dân nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

Sơ chế thịt gà

- Rửa sạch thịt gà bằng nước sạch, có thể dùng muối hoặc giấm để khử mùi hôi.

- Loại bỏ lông tơ và phần nội tạng nếu cần.

- Tránh rửa thịt gà quá kỹ dưới vòi nước mạnh, vì có thể làm vi khuẩn bắn ra các bề mặt xung quanh.

Chế biến thịt gà

Nấu thịt gà ở nhiệt độ tối thiểu 75 độ C để tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là Salmonella và Campylobacter.

- Gà luộc: Chọn nhiệt độ vừa phải, không để sôi quá lâu để thịt không bị khô. Có thể thêm hành, gừng để tăng hương vị.

- Nướng hoặc quay: Nên nướng ở nhiệt độ thích hợp (180-200 độ C) để chín đều từ trong ra ngoài.

Cách bảo quản thịt gà

  • Thịt gà tươi: Nếu không sử dụng ngay, người dân nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0-4 độ C và dùng trong vòng 1-2 ngày. Hãy để thịt gà sống trong túi kín hoặc hộp đậy nắp để tránh nhiễm mùi và vi khuẩn.
  • Thịt gà đông lạnh: Nếu muốn bảo quản lâu, người dân nên cấp đông thịt gà ở nhiệt độ -18 độ C. Gà đông lạnh có thể giữ được 3-6 tháng. Trước khi sử dụng, rã đông thịt gà bằng cách chuyển xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc sử dụng lò vi sóng. Tránh rã đông ở nhiệt độ phòng để giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển.
  • Thịt gà đã chế biến: Nếu còn thừa sau bữa ăn, hãy để nguội hoàn toàn rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng trong vòng 2 ngày. Để bảo quản lâu hơn, bạn có thể cấp đông gà đã chế biến, nhưng nên sử dụng trong vòng 1 tháng để giữ được hương vị tốt nhất.

Bên cạnh đó, bác sĩ Trương Hồng Sơn lưu ý những việc không nên làm để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thịt gà:

  • Không tái đông gà đã rã đông: Việc này có thể làm giảm chất lượng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh dụng cụ nhà bếp: Rửa sạch dao, thớt, bát đĩa sau khi sơ chế thịt gà để tránh lây lan vi khuẩn.
  • Tránh bảo quản chung gà sống và chín: Để tránh lây nhiễm chéo, luôn giữ riêng thực phẩm sống và thực phẩm đã chín.

Bệnh tật đến từ đâu?

Hầu hết căn bệnh đến với chúng ta đều bắt nguồn từ việc sử dụng quỹ thời gian không điều độ, cộng với chế độ ăn uống không hợp lý, gây lao lực quá mức, lại thêm những xung đột tinh thần khiến nội tâm bất an..., tất cả đều góp phần bào mòn sinh lực của chúng ta.

Quyển sách Khoan dung & Biết ơn sẽ mang đến cho bạn sự nhiệt thành và năng lượng tích cực tựa như những tia nắng ấm áp. Cuốn sách tập hợp những câu chuyện mà bất kể khi nào lật giở những trang sách, bạn cũng cảm nhận sự khoan dung và biết ơn tràn đầy.

Cách làm thịt nướng giòn bì cực ngon

Món thịt nướng với lớp bì giòn rụm, thịt mềm mượt sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn gia đình hoặc những dịp tụ họp bạn bè.

Những người nên thường xuyên ăn thịt vịt

Thịt vịt là món ăn khoái khẩu của nhiều người, thịt vịt dễ ăn và giàu dinh dưỡng, dưới đây là những người được khuyên nên ăn thịt vịt thường xuyên.

Thịt lợn luộc hay nướng bổ dưỡng hơn?

Thịt lợn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, phụ thuộc nhiều vào cách chế biến luộc, nướng...

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm