Rất nhiều tác nhân ngoài môi trường có thể gây ra tình trạng hen suyễn dị ứng. Ảnh: Theconversation. |
Hen suyễn dị ứng được định nghĩa là tình trạng trong đó đường thở ở phổi bị thắt chặt khi bị kích hoạt bởi chất gây dị ứng. Nó có thể gây rối loạn trong cuộc sống hàng ngày của bạn, vì vậy, bạn phải biết cách ngăn ngừa hen suyễn dị ứng.
Các chất gây dị ứng như bụi, bào tử nấm mốc và vẩy da thú cưng là những tác nhân phổ biến. Khi bạn hít phải chất gây dị ứng, nó sẽ khiến đường thở của bạn bị co lại, dẫn đến bệnh hen suyễn dị ứng.
Cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc loại hen suyễn này. Ngoài ra, một số người cũng phát triển các triệu chứng hen suyễn do phản ứng với một số loại thực phẩm hoặc bài tập.
Xác định các yếu tố khởi phát
Chia sẻ với Healthshots, tiến sĩ Suruchi Mandrekar, bác sĩ tư vấn của Bệnh viện Manipal (Ấn Độ), cho biết để phòng ngừa hen suyễn dị ứng, điều quan trọng trước tiên là bạn phải nhận ra nguyên nhân gây ra nó.
Một số tác nhân gây hen suyễn có thể gây ra một loạt các triệu chứng như ho, thở khò khè hoặc khó thở. Vì vậy, điều quan trọng là bạn xác định các yếu tố kích hoạt. Bằng cách đó, bạn có thể thực hiện các bước để tránh cơn hen suyễn.
Các xác định các tác nhân:
- Nếu bạn chưa biết nguyên nhân gây ra các cơn hen suyễn của mình, hãy bắt đầu ghi nhật ký các triệu chứng hen suyễn của mình.
- Theo dõi trong vài tuần và nhớ bao gồm tất cả yếu tố môi trường và cảm xúc có liên quan đến bệnh hen suyễn của mình.
- Khi bạn lên cơn hen suyễn, hãy xem lại nhật ký của mình để xem (sự kết hợp) các yếu tố nào có thể đã góp phần gây ra cơn hen suyễn đó. Một số tác nhân gây hen suyễn phổ biến không phải lúc nào cũng rõ ràng.
- Khi bạn đã xác định được các tác nhân gây hen suyễn của mình, bạn sẽ dễ dàng xem xét các cách để tránh chúng hơn. Các tác nhân gây hen suyễn phổ biến nhất bao gồm ô nhiễm không khí, dị ứng, virus cúm và khói thuốc.
Lập kế hoạch kiểm soát cơn hen suyễn với bác sĩ
Lên kế hoạch cụ thể để kiểm soát bệnh hen suyễn với sự hỗ trợ của bác sĩ sẽ rất hữu ích cho bạn. Kế hoạch nên ghi lại thông tin quan trọng, chẳng hạn thuốc của bạn, cách xử lý các cơn hen suyễn và kiểm soát các triệu chứng hen suyễn về lâu dài.
Bạn có thể chia các triệu chứng hen suyễn thành 3 vùng màu - xanh lục, vàng và đỏ, để giúp bạn theo dõi mức độ nghiêm trọng:
- Vùng màu đỏ: Nếu có các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng, bạn đang ở trong vùng màu đỏ. Bất kỳ sự khó thở nào khi di chuyển, nói hoặc nghỉ ngơi đều là triệu chứng của bệnh hen suyễn vùng đỏ.
- Vùng màu vàng: Sự hiện diện của vùng màu vàng có thể cho thấy cơn hen suyễn hoặc cần phải điều trị thêm. Khi các triệu chứng xảy ra, chúng có thể ở mức độ nhẹ đến trung bình, khiến bạn không thể tham gia các hoạt động thường ngày hoặc cản trở giấc ngủ của bạn. Một số triệu chứng bao gồm thở khò khè và ho.
- Vùng màu xanh lá cây: Màu xanh lá cây là vùng an toàn. Bạn có thể thực hiện công việc hàng ngày mà không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Hen suyễn là tình trạng đang diễn ra đòi hỏi phải theo dõi và điều trị thường xuyên.
Tránh môi trường có tác nhân gây dị ứng
Cố gắng tránh các chất gây dị ứng sau khi bạn đã xác định chúng là tác nhân gây cơn hen suyễn của mình. Nếu bạn bị dị ứng với bụi, hãy tránh ở trong khu vực nhiều bụi hoặc đeo khẩu trang trong thời gian đó. Biết mình bị dị ứng với chất gì sẽ giúp bạn chọn chế độ bảo vệ tốt nhất khỏi các cơn hen suyễn và các triệu chứng.
Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, đồng thời cung cấp các kiến thức, phương pháp, chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết...