Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách tập thể dục an toàn khi bị hen suyễn

Bệnh nhân hen suyễn có thể bị khó thở, hụt hơi khi tập luyện gắng sức. Một số bí quyết nhỏ có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh, đồng thời đạt được lợi ích của việc tập thể dục.

Bệnh nhân hen suyễn có thể bị khó thở khi gắng sức tập luyện. Ảnh: Osfhealthcare.

Tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể và hạnh phúc. Nhưng đối với những người mắc bệnh hen suyễn, tập thể dục có thể gây khó chịu.

Hen suyễn, tình trạng hô hấp mạn tính được đặc trưng bởi tình trạng viêm và hẹp đường thở, có thể gây khó thở, ho, thở khò khè, tức ngực khi gắng sức. Tuy nhiên, với các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát thích hợp, những người mắc bệnh hen suyễn có thể tập luyện an toàn, đạt nhiều lợi ích khi tập thể dục.

Chia sẻ với Healthshots, tiến sĩ Kuldeep Kumar Grover, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và khoa phổi, Bệnh viện CK Birla, Gurugram (Ấn Độ), đưa ra những lời khuyên tập thể dục an toàn cho bệnh nhân hen suyễn.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Trước khi bắt đầu bất kỳ thói quen tập thể dục nào, điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo kiểm soát tốt bệnh hen suyễn. Bác sĩ sẽ đánh giá về tình trạng cụ thể của bạn, đề xuất các loại thuốc hoặc thuốc hít thích hợp để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.

Áp dụng các kỹ thuật thở

Tiến sĩ Grover cho biết kỹ thuật thở đúng cách tác động đáng kể đến việc cải thiện chức năng phổi và giảm các triệu chứng hen suyễn khi tham gia hoạt động thể chất. Dưới đây là 4 kỹ thuật thở có thể có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn:

Thở bằng cơ hoành

Người mắc bệnh hen suyễn bắt đầu với khởi động chậm và dần dần, tập trung vào các bài tập thở sâu. Theo tiến sĩ Grover, thở bằng cơ hoành, còn được gọi là thở sâu, giúp tăng cường sức mạnh cho cơ hoành - cơ chính tham gia vào quá trình thở. Mọi người hít sâu bằng lỗ mũi, để bụng phình ra và thở ra dần dần bằng miệng.

Người bệnh có thể kết hợp kỹ thuật này vào nhiều loại bài tập khác nhau, cho dù đó là hoạt động ngoài trời, tập gym hay tập tạ.

Ngừng thở bằng môi

Một kỹ thuật khác liên quan đến việc hít vào và thở ra sâu theo kiểu chậm với khoảng dừng ngắn ở môi. Kỹ thuật này giúp điều chỉnh hơi thở của bạn và thúc đẩy kiểu thở có kiểm soát hơn.

Thở bằng mũi

Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng hoặc chỉ bằng mũi được gọi là thở bằng mũi. Kỹ thuật này giúp lọc không khí, làm ẩm và làm ấm không khí trước khi đến phổi của bạn. Tiến sĩ Grover cho biết thở bằng mũi có thể rất có lợi cho người có vấn đề về hô hấp.

Thở hộp

Thở hộp bao gồm hít vào nhanh, sau đó nín thở, rồi thở ra. Kỹ thuật này giúp giảm chứng khó thở liên quan đến các vấn đề về hô hấp và thúc đẩy cảm giác bình tĩnh. Thực hành kỹ thuật này trước và sau các buổi tập thể dục để duy trì nhịp thở cân bằng.

Tap luyen voi hen suyen anh 1

Thực hiện các bài tập thở đúng cách giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng hen suyễn khi tập thể dục. Ảnh: DigitInsurance.

Luôn mang theo ống hít, thuốc

Tiến sĩ Grover khuyên bạn luôn đeo bất kỳ phương pháp điều trị nào được chỉ định, chẳng hạn ống hít hay thuốc, trong suốt quá trình tập thể dục. Điều này đảm bảo bạn có thể sử dụng chúng ngay lập tức khi cần thiết.

Thời gian uống thuốc chuẩn xác

Người bị hen suyễn nên dùng thuốc theo toa, kể cả thuốc hít, trước khi tập thể dục theo khuyến cáo của bác sĩ. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng do tập thể dục gây ra và giữ cho đường thở của bạn luôn thông thoáng trong khi hoạt động thể chất.

Luôn khởi động trước tiên

Bạn nên bắt đầu thói quen tập thể dục của bạn với khởi động chậm và dần dần. Tiến sĩ Grover cho biết: "Điều này giúp cơ thể thích nghi và chuẩn bị phổi cho hoạt động sắp tới. Bạn cần kết hợp các kỹ thuật thở phía trên trong quá trình khởi động".

Lắng nghe cơ thể

Người mắc hen suyễn hãy chú ý đến các tín hiệu của cơ thể trong khi tập thể dục. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào như thở khò khè, ho hoặc khó thở, bạn hãy tạm dừng tập luyện ngay lập tức và sử dụng ống hít nếu cần. Điều cần thiết là luôn ưu tiên sức khỏe và không vượt quá giới hạn của bạn.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, đồng thời cung cấp các kiến thức, phương pháp, chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết...

Cách kiểm soát bệnh hen suyễn vào mùa hè

Vào mùa hè, nắng nóng, bụi, phấn hoa là những tác nhân có thể gây kích ứng đường thở và khiến các triệu chứng hen suyễn trầm trọng hơn.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm