Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh nguy hiểm nhưng bị kỳ thị ở Hàn Quốc

Lo lắng sẽ không vào được đại học, không có việc làm hay bị gắn mác “người điên” trở thành rào cản khiến nhiều người Hàn Quốc phải giấu giếm và không dám điều trị tâm lý.

Theo dữ liệu của cảnh sát Hàn Quốc năm 2021, trong 13.205 trường hợp tử vong do tự tử, có 5.258 người có tiền sử điều trị sức khỏe tâm thần. Số người trong nhóm tuổi 10-29 tự tử liên tục tăng từ năm 2019.

Khi các phương tiện truyền thông nhắc nhiều hơn đến chứng rối loạn hoảng sợ và trầm cảm, đặc biệt sau các trường hợp bệnh nhân là người nổi tiếng được đưa tin, nhận thức của công chúng về vấn đề này đã tăng lên.

Tuy nhiên, trên thực tế, xã hội Hàn Quốc vẫn tồn tại sự kỳ thị với những người gặp phải chướng ngại tâm lý. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người không dám đi chữa trị khi bệnh dẫn đến trở nặng và gây ra hậu quả đáng tiếc, theo Korea Herald.

tram cam o Han Quoc anh 1

Lo lắng bị người ngoài chỉ trích, nhiều người Hàn Quốc có bệnh nhưng phải giấu. Ảnh: The Borgen Project.

Số bệnh nhân liên tục tăng

Năm 2021, Hàn Quốc ghi nhận 256 người trong độ tuổi 10-20 tự tử do sức khỏe tâm thần không ổn định. Số liệu này cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh kéo theo tình trạng tự tử tăng cao tại nước này.

Rất nhiều người nổi tiếng đã tiết lộ về việc mình phải đối mặt với bệnh tâm lý. Nam diễn viên Lee Byung-hun cho biết anh từng mắc chứng rối loạn hoảng sợ sau khi trải qua một cuộc tấn công trên máy bay đến Mỹ.

Nam thần tượng K-pop Kang Daniel cũng phải tạm ngừng mọi công việc đang ở đỉnh cao của sự nổi tiếng vì trầm cảm cách đây vài năm. Anh chia sẻ rằng mình đã trải qua cảm giác mất hết ý chí sống.

tram cam o Han Quoc anh 2

Kang Daniel đã từng phải tạm ngừng hoạt động nghệ thuật vì trầm cảm. Ảnh: Allkpop.

Trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh rối loạn hoảng sợ và trầm cảm liên tục tăng tại Hàn Quốc. Số người đi điều trị trầm cảm đã tăng 35,1% từ năm 2017 đến năm 2021. Cùng giai đoạn đó, số người điều trị chứng rối loạn hoảng sợ cũng tăng từ hơn 650.000 người lên khoảng 870.000 người.

Một trong những vấn đề lớn của bệnh tâm lý đó là các loại bệnh thường đi cùng với nhau. Sự kết hợp của nhiều triệu chứng sẽ làm cho tình trạng của người bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Jeon Hong-jun, trợ lý giáo sư tâm thần học tại Trung tâm Y tế Đại học Konkuk, đã chỉ ra trong nghiên cứu thực hiện năm 2020 của mình rằng những bệnh nhân rối loạn hoảng sợ có khả năng cao mắc thêm chứng sợ hãi. Đây là tác nhân khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và khó hồi phục hơn.

Ngại chữa bệnh vì sự kỳ thị của xã hội

Mặc dù có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ điều trị sức khỏe tâm thần tại Hàn Quốc, nhiều người vẫn cảm thấy do dự và ngại tìm kiếm sự giúp đỡ bởi lo sợ rằng việc đi điều trị sẽ là vết nhơ ảnh hưởng đến danh tiếng của mình.

Park Jee-eun, giáo sư tâm lý học tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, gần đây đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về lý do nhiều người e ngại chữa trị.

Thông qua phân tích 6 triệu tin nhắn được chia sẻ qua mạng xã hội từ năm 2016 đến năm 2019, bà cho biết 25,9% thanh thiếu niên không muốn đến gặp bác sĩ tâm thần vì sợ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến việc vào đại học. Trong khi đó, 14,4% sợ mình bị người khác xem như “một kẻ điên”.

Khoảng 22,4% người ở tuổi 20 lo lắng về cơ hội việc làm khi các nhà tuyển dụng tiềm năng nhìn thấy lịch sử chữa bệnh. Và 22,1% người trong độ tuổi 30-40 e sợ rằng đi khám sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hợp đồng bảo hiểm của họ.

tram cam o Han Quoc anh 3

Nỗi sợ điều tiếng khiến nhiều người không dám đi điều trị tâm lý. Ảnh: Korea Biz Wire.

Song đây không phải là những nỗi lo thái quá mà hoàn toàn có căn cứ. Vào tháng 8, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc đã phải đưa ra khuyến nghị để 2 công ty bảo hiểm địa phương cho phép những người đang điều trị chứng trầm cảm mua các chương trình bảo hiểm của họ.

Trong khi một công ty chỉ chấp nhận những người điều trị tâm lý có thể tham gia quy trình kiểm tra một năm sau khi ngừng dùng thuốc, công ty còn lại đã trực tiếp từ chối đề nghị này.

Giáo sư Park chỉ ra rằng việc thiếu thông tin công khai liên quan đến quá trình cũng như cách thức điều trị là một lý do khiến công chúng do dự.

Bà nói: “Các chuyên gia nên tiếp cận công chúng và nỗ lực truyền bá thông tin liên quan theo quan điểm của công chúng. Không có lý do gì phải giữ bí mật về liệu pháp chữa bệnh cả".

Một nghiên cứu của Hiệp hội tâm thần Hàn Quốc cho thấy rằng không ít người lao động ở nước này đang có nhận thức tiêu cực về việc trị bệnh tâm thần. Có tới 34% người được khảo sát không dám nói với sếp hoặc đồng nghiệp khi mắc bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 1.000 người Hàn Quốc đang đi làm ở độ tuổi 16-64 để biết họ sẽ làm gì nếu biết đồng nghiệp của mình bị trầm cảm. Câu trả lời xuất hiện nhiều nhất là tránh những cuộc trò chuyện về chủ đề này bởi họ cảm thấy bệnh tâm thần là một vấn đề nhạy cảm.

Việc đi chữa tâm lý ở Trung Quốc đã thay đổi

Việc đi khám tâm lý từng bị coi là biểu hiện của sự yếu đuối và đáng xấu hổ nay đã trở thành hoạt động thường xuyên tại Trung Quốc, theo Sixthtone.

Bình Nhi

Bạn có thể quan tâm