Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh thường gặp mùa hè ở trẻ dễ nhầm lẫn, khó lường hậu quả

Một trong những thách thức lớn nhất trong chẩn đoán viêm màng não do Enterovirus chính là triệu chứng không điển hình.

Viêm màng não do Enterovirus (EV) có xu hướng gia tăng vào mùa hè và mùa thu. Ảnh: Shutterstock.

Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Thị Huyền Trang, khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết viêm màng não do Enterovirus (EV) có xu hướng gia tăng vào mùa hè và mùa thu.

Enterovirus là một họ bao gồm nhiều loại virus, trong đó có những loại rất nguy hiểm cho con người và có thể gây thành dịch. Chúng lây chủ yếu qua hai con đường: phân - miệng và hô hấp. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên tại niêm mạc đường tiêu hóa hoặc hô hấp, rồi lan vào máu và tấn công các cơ quan trọng yếu như gan, lách, hạch bạch huyết và đặc biệt là hệ thần kinh trung ương.

"Một trong những thách thức lớn nhất trong chẩn đoán viêm màng não do EV chính là triệu chứng không điển hình. Trẻ thường chỉ có những biểu hiện tưởng chừng đơn gian như đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn. Nhiều trường hợp bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Một số ít có thể xuất hiện mụn nước hoặc phát ban, nhưng không phổ biến", bác sĩ Trang nói.

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ thường phải tiến hành chọc dịch não tủy và xét nghiệm PCR, giúp tìm ra sự hiện diện của virus, bước quan trọng quyết định phác đồ điều trị tiếp theo.

Theo bác sĩ Trang, hiện chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng ngừa viêm màng não do EV. Do đó, điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng: dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm và theo dõi sát sao diễn tiến bệnh. Các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé:

  • Rửa tay bằng xà phòng: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho hay hắt hơi - không chỉ áp dụng cho trẻ mà cả người chăm sóc.
  • Ăn chín, uống sôi: Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, an toàn vệ sinh.
  • Vệ sinh đồ chơi: Lau chùi, khử trùng đồ chơi sau mỗi lần sử dụng.
  • Giữ không gian sạch: Khử khuẩn các bề mặt hay tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn ghế, đồ dùng cá nhân.
  • Thăm khám kịp thời: Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Giành sự sống cho bé 7 tháng tuổi bị mắc sởi biến chứng

Bệnh nhi 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, ho nhiều, ban đỏ, đi ngoài lỏng nhiều lần gây mất nước, được chẩn đoán viêm phổi biến chứng.

Số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng

TP.HCM bước vào mùa bệnh tay chân miệng, số ca bệnh tăng trong hai tuần liên tiếp. Cơ quan y tế cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là phòng chống dịch bệnh.

Cô gái nguy kịch sau 24 giờ vào viện, dấu hiệu ban đầu như cúm 'xoàng'

Nhập viện với dấu hiệu sốt cao, đau họng, nữ sinh 22 tuổi bất ngờ chuyển biến xấu chỉ trong 24 giờ, rối loạn ý thức, rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng, suy đa tạng.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm