Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh vũ trụ kỳ diệu qua ống kính phi hành gia

Sau 7 tháng làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, phi hành gia Don Pettit ghi lại loạt ảnh đẹp ngoạn mục của Trái Đất và vũ trụ qua góc nhìn hiếm có ngoài không gian.

vu tru anh 1

21h20 ngày 19/4, Don Pettit, phi hành gia kỳ cựu của NASA, chính thức trở về Trái Đất sau sứ mệnh thứ tư trong không gian, lần này kéo dài bảy tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Ông cùng hai đồng nghiệp người Nga là Alexey Ovchinin và Ivan Vagner hạ cánh an toàn tại Kazakhstan bằng tàu vũ trụ Soyuz. Vừa bước sang tuổi 70, Pettit không chỉ là nhà khoa học có nhiều đóng góp cho NASA mà còn là một nhiếp ảnh gia thiên văn nổi tiếng, ghi lại hàng loạt khoảnh khắc kỳ diệu từ không gian. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 2

Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson, Pettit cho biết ảnh của ông là “góc nhìn từ quỹ đạo”, tách khỏi lối nhìn truyền thống lấy Trái Đất làm trung tâm. "Trái Đất đã rất đẹp khi bạn đứng trên mặt đất và cũng đẹp không kém từ không gian", ông nói. Các bức ảnh của Pettit thường được chụp từ mái vòm của trạm vũ trụ – nơi có bảy cửa sổ hướng ra Trái Đất, là điểm yêu thích của các phi hành gia khi quan sát và ghi lại vẻ đẹp của hành tinh xanh. Ảnh: Bill Ingalls/NASA.

vu tru anh 3

Các thành viên hỗ trợ đưa Don Pettit đến lều y tế ngay sau khi anh hạ cánh trên tàu vũ trụ Soyuz ở Kazakhstan vào 19/4. Ông trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ 7 tháng trên ISS. Ảnh: Bill Ingalls/NASA.

vu tru anh 4

Dải ngân hà xuất hiện phía sau đường chân trời của Trái Đất trong bức ảnh chụp ngày 3/2, khi Pettit sử dụng máy ảnh với chế độ ánh sáng yếu và phơi sáng lâu, lúc trạm vũ trụ bay ở độ cao 259 dặm phía trên Biển San Hô, ngoài khơi bang Queensland của Australia. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 5

Pettit đang lắp đặt thiết bị máy ảnh để chụp lại các hoạt động nghiên cứu bên trong mô-đun phòng thí nghiệm Kibo của trạm vũ trụ vào ngày 15/3. Ảnh: NASA.

vu tru anh 6

Bức ảnh ngày 13/1 của Pettit ghi lại một loạt hiện tượng thiên thể, bao gồm dải Ngân Hà, ánh sáng hoàng đạo, các vệ tinh Starlink đang bay quanh quỹ đạo và những ngôi sao lấp lánh như những chấm sáng. Dải màu nâu đỏ cháy cho thấy hiện tượng phát quang khí quyển - ánh sáng phát ra từ tầng khí quyển trên của Trái Đất - và rìa bầu khí quyển cũng hiện rõ. Mặt Trời sắp mọc, trong khi ánh đèn thành phố từ Trái Đất xuất hiện dưới dạng các vệt sáng. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 7

Pettit chứng kiến tàu Starship 8 không người lái của SpaceX vỡ ra trong tầng khí quyển phía trên và rơi trở lại Trái Đất vào ngày 6/3. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 8

Địa Trung Hải có thể được nhìn thấy từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. “Ánh nắng phản chiếu trên Địa Trung Hải (chụp bằng hồng ngoại và chuyển sang đen trắng). Khi mặt trời phản chiếu lên đại dương, những chi tiết của mặt nước vốn không thể thấy bằng ánh sáng thông thường sẽ hiện rõ. Chênh lệch nhỏ chỉ vài centimet về độ cao mặt biển có thể được quan sát, hé lộ các dòng hải lưu ẩn giấu", Pettit mô tả. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 9

Bức ảnh phơi sáng 30 giây của Pettit ghi lại một dải ánh sáng xanh lục bí ẩn trên Thái Bình Dương. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 10

Không gian không hoàn toàn tối đen như nhiều người tưởng. Theo chia sẻ của Don Pettit, các thành viên trên Trạm Vũ trụ Quốc tế vẫn có thể nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh ngoài vũ trụ. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 11

Một khung hình từ video tua nhanh thời gian do Don Pettit ghi lại cho thấy động cơ đẩy của tàu chở hàng SpaceX Dragon khai hỏa, ngay sau khi con tàu tách khỏi cổng phía trước của mô-đun Harmony trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Tại thời điểm đó, trạm vũ trụ đang bay ở độ cao 259 dặm (khoảng 417 km) phía trên Thái Bình Dương, về phía tây Hawaii. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 12

Don Pettit sử dụng màn hình máy tính trắng, bộ lọc phân cực và tủ đông trên trạm vũ trụ để tạo ra những lớp băng mỏng trong điều kiện không trọng lực. Những lớp băng này hiện rõ các tinh thể vỡ vụn với màu sắc rực rỡ, nhờ môi trường đặc biệt trong tủ đông được giữ ở nhiệt độ rất thấp, -140 độ F (khoảng âm 95 độ C). Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 13

Ngày 27/1, Don Pettit ghi lại một bức ảnh tuyệt đẹp về dải màu vũ trụ khi mặt trời bắt đầu mọc trên Thái Bình Dương. Ảnh phơi sáng cho thấy dải ngân hà tỏa sáng phía trên một dải cực quang và ánh sáng khí quyển (airglow) gần sát đường chân trời của Trái Đất. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 14

Vào tháng 10/2024, Don Pettit và phi hành gia NASA Matthew Dominick kinh ngạc phát hiện Trạm Vũ trụ Quốc tế không chỉ bay phía trên mà thực sự đang bay xuyên qua cực quang. Ảnh: Don Pettit/NASA.

vu tru anh 15

Một đêm tối tháng 11/2024, Don Pettit ghi lại cảnh những tia sét sáng rực chiếu sáng các đám mây xa trên Thái Bình Dương, tạo nên khung cảnh ấn tượng giữa không gian bao la. Ảnh: Don Pettit/NASA.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

10 bức ảnh ấn tượng nhất về vũ trụ từ NASA

Loạt hình ảnh đặc sắc, từ các hố đen siêu lớn đến những thiên hà, được ghi lại bởi Kính viễn vọng không gian của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Nơi du khách trải nghiệm không gian vũ trụ trên Trái Đất

Các trung tâm vũ trụ, cung thiên văn, bảo tàng không gian là những địa chỉ mang đến du khách trải nghiệm như đang ở bên ngoài địa cầu.

Quỳnh Trang

Cùng chuyên mục