1. Tự cân bằng để giúp con cân bằng: Sẽ có lúc, bạn bị cuốn vào vòng xoáy cảm xúc của con. Khi con vui, cha mẹ cùng vui, khi con buồn, cha mẹ cũng cảm thấy buồn theo. Nếu bạn tự lấy lại cân bằng, bạn có thể giúp con tìm lại sự bình tĩnh. Bằng cách nhắc nhở bản thân rằng bạn ổn và có thể xử lý được, bạn sẽ có khả năng giúp con cảm thấy an toàn hơn. Sự ổn định của bạn sẽ giúp con vượt qua cảm xúc tiêu cực. Ảnh: Freepik. |
2. Tạo thói quen: Thói quen là nền tảng của sự ổn định. Việc tạo lập những thói quen tốt cho trẻ em ngay từ nhỏ sẽ giúp chúng đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Từ những việc nhỏ nhặt như sắp xếp đồ đạc đến những sự kiện lớn như chuyển nhà, chuyển trường, thói quen đều giúp trẻ em cảm thấy an tâm và tự tin hơn. Ảnh: Freepik. |
3. Tin tưởng con: Khi bạn cho trẻ thấy bạn tin tưởng con có thể làm được điều gì đó, chúng cũng sẽ học cách tin tưởng bản thân, ngay cả khi gặp khó khăn. Cha mẹ hãy để con tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề. Điều này giúp con tự tin hơn vào khả năng của mình. Ví dụ, khi con muốn tự mình buộc dây giày, tự đi học, hãy tin rằng trẻ có thể làm được. Khi biết rằng bạn luôn ở bên cạnh để giúp đỡ, con sẽ cảm thấy an tâm và sẵn sàng thử những điều mới. Ảnh: Freepik. |
4. Nhớ rằng cảm xúc tiêu cực là cần thiết: Cảm xúc buồn bã, tức giận cũng là một phần bình thường của cuộc sống. Giúp trẻ học cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực cũng là cách để xây dựng sự kiên cường. Khi một đứa trẻ trải qua những cảm xúc tiêu cực và không bị chế giễu hay trừng phạt, chúng học cách cảm nhận, chấp nhận và vượt qua. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ cảm xúc của mình. Ảnh: Freepik. |
5. Luôn tử tế: Con cái luôn nhìn vào bố mẹ để học theo. Nếu bố mẹ cư xử tử tế, trẻ sẽ học cách đối xử với người khác theo cách tương tự. Cha mẹ có thể trò chuyện với trẻ, đặt ra giới hạn trong từng trường hợp và cho trẻ không gian để thực hành - học hỏi hoặc phản đối trong chừng mực. Ảnh: Freepik. |
6. Xin lỗi, sửa chữa và kết nối lại: Ai cũng có lúc mắc lỗi, kể cả bố mẹ. Khi bố mẹ nổi nóng, con có thể cảm thấy sợ hãi và buồn. Để mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên tốt đẹp hơn, bố mẹ cần biết cách xin lỗi và sửa chữa những sai lầm của mình. Khi bố mẹ xin lỗi con, con sẽ cảm thấy an tâm hơn và biết rằng bố mẹ vẫn yêu thương mình. Trẻ cũng sẽ học được cách đối mặt với những sai lầm của mình và làm lành mối quan hệ với người khác. Ảnh: Freepik. |
7. Làm chỗ dựa vững chắc cho con: Trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần cho con thấy mình là điểm tựa vững chắc để giúp con vượt qua những khó khăn. Nói cách khác, đây là cách giúp con trở nên kiên cường hơn. Khi biết có cha mẹ luôn bên cạnh, trẻ sẽ cảm thấy an toàn và tin tưởng hơn để mạnh mẽ, kiên định vượt qua thách thức. Ảnh: Freepik. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.