Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện gì xảy ra khi trẻ bị bỏ quên trên ôtô

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ có thể lực yếu, khi bị bỏ quên trong xe thời gian dài, sốc nhiệt sẽ diễn tiến nhanh hơn.

Thiếu dưỡng khí cùng với nhiệt độ cao là nguyên nhân dễ khiến trẻ tử vong khi bị bỏ quên trong ôtô dưới thời tiết nắng nóng. Ảnh: Shutterstock.

Mới đây, sự việc thương tâm của một trẻ 5 tuổi tại Thái Bình tử vong vì bị bỏ quên suốt 10 giờ trên xe đưa đón của nhà trường khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng. Hàng năm, những sự việc tương tự vẫn xảy ra, dù cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ trẻ có thể tử vong trong thời gian ngắn nếu bị kẹt trong xe. Khi rơi vào tình huống này, có thể chỉ sau 15 phút, bé sẽ bị vượt ngưỡng chịu đựng và rơi vào hôn mê.

"Ngày 29/5 rất nóng"

Ngoài ra, PGS Côn cũng chia sẻ thêm: "Ngày hôm qua (29/5) là một ngày rất nóng, lên tới 36 độ C, vì vậy, nguyên nhân chính có thể dẫn đến tử vong của trẻ là sốc nhiệt. Nếu trẻ bị sốc nhiệt cộng thêm thiếu dưỡng khí, người lớn rất khó phát hiện vì bé sẽ nhanh chóng rơi vào hôn mê, không thể đập cửa hay khóc".

Đồng quan điểm, TS.BS Nguyễn Hải Công, Chủ nhiệm khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), phân tích thêm ôtô đỗ ngoài trời nắng có thể tích nhiệt thông qua vỏ thép và kính xe, khiến nhiệt độ trong xe tăng cao trong thời gian rất ngắn. Cộng với việc xe bị khoá kín, không khí không được lưu thông, thiếu dưỡng khí, trẻ bị nhốt bên trong sẽ bị tăng thân nhiệt nhanh chóng, dẫn tới sốc nhiệt

"Tuỳ vào thể trạng, mức độ rèn luyện từng người mà diễn tiến của việc sốc nhiệt xảy ra nhanh hay chậm. Đối với một em bé mới 5 tuổi, thể trạng không tốt như người lớn, lại chưa từng phải rèn luyện dưới môi trường khắc nghiệt, khi bị bỏ quên trong xe ở thời gian dài như vậy, sốc nhiệt sẽ diễn tiến nhanh hơn", bác sĩ Công nhận định.

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, chuyên khoa Nhi và giảng dạy lâm sàng tại Đại học Công nghệ Texas (TTU), Mỹ, cũng cho rằng nạn nhân tử vong trong xe thường là do sốc nhiệt (heat stroke) chứ không phải ngạt.

"Khi đóng cửa, tắt máy ngoài trời nắng, nhiệt độ trong xe sẽ tăng rất nhanh, tới 1,5 lần nhiệt độ bên ngoài, chỉ cần trong 10 phút có thể tăng cao hơn môi trường 3-6 độ C. Chúng tăng 80% trong vòng 30 phút đầu và tối đa sau 60 phút. Một ngày nắng nóng 35-36 độ C, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 50-60 độ C", bác sĩ Hưng nói.

Bên cạnh đó, trẻ em rất dễ bị sốc nhiệt vì cơ chế điều hoà nhiệt còn kém do tiết mồ hôi không tốt, tốc độ chuyển hoá cao, chưa biết cách thoát hiểm. Tốc độ tăng thân nhiệt của trẻ em nhanh gấp 3-5 lần so với người lớn. Chỉ cần một thời gian ngắn tính bằng phút sau khi nhiệt độ tăng cao là có thể bị sốc nhiệt, trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm.

qua doi trong oto anh 1

Trẻ bị bỏ quên trong ôtô thường có nguy cơ cao bị sốc nhiệt, cộng thêm thiếu dưỡng khí khiến bé không thể đập cửa hay khóc. Ảnh: Unsplash.

Ngoài ra, PGS.TS Trần Hồng Côn cũng không loại trừ trường hợp khói rò rỉ vào trong xe (với các dòng xe cũ) cũng có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, khả năng này rất hiếm gặp.

Nguyên lý gây sốc nhiệt khi kẹt trong ôtô

Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, chuyên khoa Nhi và giảng dạy lâm sàng tại Đại học Công nghệ Texas (TTU), Mỹ, khi xe đỗ ngoài trời, nhiệt độ trong xe tăng chỉ một phần nhỏ là từ thân xe mặc dù sờ vào rất nóng mà phần lớn là do hiệu ứng nhà kính chủ yếu qua kính trước của xe.

Ánh nắng mặt trời mang các tia bức xạ xuyên qua kính làm nóng các bộ phận bên trong xe khiến nhiệt độ không khí tăng cao. Không khí nóng bị "nhốt" lại trong xe và không phát tán ra ngoài được. Quá trình này cứ tiếp tục tiếp diễn như vậy, nội thất xe càng tối màu thì càng nóng, nệm da nóng hơn nệm nỉ.

Chuyên gia này cũng cho hay nhiều người hiểu lầm chỉ có những ngày nóng mới có thể bị sốc nhiệt trong xe. Thực thế, nhiệt độ không cần quá cao, chỉ cần nắng. Nếu thời tiết ngoài trời khoảng 15 độ C, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 40,5 độ C do hiệu ứng nhà kính này. Việc hé mở kính xe không làm giảm nhiệt độ trong xe đáng kể, chỉ khoảng 1 độ C.

Chính vì vậy, mà khi đậu xe trong garage hay bóng râm, nhiệt độ trong xe cũng chỉ tương đương hoặc cao hơn chút ít so với môi trường bên ngoài.

"Một người khi bị kẹt trong 'lò nướng' như vậy, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao liên tục theo nhiệt độ trong xe. Khi cơ thể thải nhiệt không kịp sẽ tạo nên tình trạng sốc nhiệt", bác sĩ Hưng nói.

Sốc nhiệt có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như thần kinh, tim mạch, cơ, gan, thận... Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng tới não bộ, nạn nhân sẽ rơi vào hôn mê và tử vong.

Con người ai cũng cần tình yêu

Tình yêu là một phạm trù rất rộng, nó không chỉ là tình cảm nam nữ mà còn bao hàm tình yêu thương với gia đình, bè bạn, niềm đam mê với công việc và sở thích cá nhân lành mạnh.

Được sống thật với chính mình luôn là một hạnh phúc. Trong cuốn sách "Sống thật để thật sự sống", người đọc được khuyến khích mở rộng tâm trí đón chào tiềm năng hiểu biết và yêu thương, đồng thời đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và thực tế để sống dựa trên sự tử tế đó.

Điều gì xảy ra khi một người bị kẹt trong ôtô

Nhiệt độ cao bên trong xe có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Phương Anh - Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm