Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có nên tạo áp lực cho con khi chọn trường đại học?

Trước việc chọn ngành học định hướng tương lai, nhiều học sinh THPT phải đứng giữa lựa chọn nghe theo ý muốn của bố mẹ hay quyết tâm cho niềm yêu thích của bản thân.

Trước ngày nộp hồ sơ vào các trường, Nguyễn Thái Sơn (18 tuổi, quận Bình Tân, TP.HCM) thường nghe bố mẹ nói về mong muốn có một bác sĩ trong gia đình. Nam sinh này biết bố mẹ đặt kỳ vọng ở mình rất nhiều. Song Sơn lại không có niềm yêu thích với ngành Y mà dành sự đam mê của mình ở phòng thí nghiệm với các phản ứng hóa học.

Dù gia đình không đến mức căng thẳng hay bố mẹ muốn can thiệp trực tiếp vào chuyện ngành nghề của mình, Sơn vẫn dành một trong số 4 nguyện vọng mà mình đăng ký để nộp vào trường Y.

“Bố mẹ biết em nộp hồ sơ vào trường Y thì vui lắm dù không nói ra. Em vẫn băn khoăn giữa việc học ngành mà mình thích và đáp ứng được sự kỳ vọng của bố mẹ”, Sơn chia sẻ.

Chon chuyen nganh theo y thich hay theo nguyen vong bo me anh 1

Nhiều thí sinh căng thẳng khi phải lựa chọn ngành nghề theo ý bố mẹ. Ảnh minh họa: Chí Hùng.

Trăn trở của bố mẹ và áp lực lên vai con

Việc các bậc phụ huynh mong muốn định hướng ngành học hay nghề nghiệp cho con cái không phải là chuyện hiếm tại Việt Nam. Gần như cứ đến mùa thi, các ông bố bà mẹ lại tất bật, trăn trở chuyện chọn trường, chọn ngành cho con, thậm chí nỗi lo còn lớn hơn cả các thí sinh đi thi.

Đứng từ góc nhìn của phụ huynh, người lớn cho rằng con trẻ vẫn còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm về cuộc sống, chưa có sự chín chắn trong từng quyết định của bản thân, nên các em cần sự định hướng từ bố mẹ.

Trao đổi với Zing, anh Võ Thanh Toàn (50 tuổi, quận 3, TP.HCM) cho hay anh muốn con thi vào ngành quân đội để không phải lo lắng về vấn đề xin việc làm hay nhảy việc bấp bênh. Song cậu con trai của anh lại có đam mê với kiến trúc, nhất quyết phải học ngành mà mình mong muốn.

“Trước đó, nhà tôi có một cháu lớn cũng học trường quân đội, ra trường được cơ quan sắp xếp nhiệm vụ công việc hết, không phải vất vả đi xin việc như những ngành khác. Tôi cũng muốn con làm công việc ổn định, phần nào đỡ bươn chải như bố mẹ nhưng cháu không đồng ý”, anh Toàn cho hay.

Chon chuyen nganh theo y thich hay theo nguyen vong bo me anh 2

Các bạn trẻ muốn tự do theo đuổi ngành học mà mình đam mê thay vì phải học theo mong muốn của bố mẹ. Ảnh minh họa: Chí Hùng.

Trường hợp chị Hà Bích Ngọc (44 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) cũng không khác mấy khi bố mẹ làm ngành Dược và muốn con theo nghiệp gia đình. Tuy nhiên, con gái anh chị thì nhất quyết muốn theo đuổi ngành Truyền thông - Quảng cáo.

Chị Ngọc cho rằng con mình lựa chọn nghề theo cảm tính, theo số đông bạn bè đăng ký mà không quan tâm đến đặc thù lẫn cơ hội nghề nghiệp.

“Nhiều ngành bây giờ thừa nhân sự. Tôi lo con mình đến lúc tốt nghiệp lại loay hoay không tìm được việc làm rồi lỡ dở tương lai”, chị Ngọc bày tỏ.

Trong khi đó, nữ sinh Thu Thủy (con chị Bích Ngọc) lại cho rằng việc thị trường lao động thay đổi trong 4 năm nữa là rất lớn, bây giờ thừa, đến lúc đó có khi lại thiếu. Thủy cũng thích công việc viết lách nên lựa chọn vào ngành Truyền thông - Quảng cáo đều dựa vào ý muốn cá nhân chứ không có sự tác động nào từ bạn bè.

“Em và mẹ đã cãi nhau rất nhiều lần về câu chuyện này, thậm chí có lúc, mẹ giận mà ‘mặt lạnh’ với em cả tuần. Em chỉ muốn thuyết phục bố mẹ rằng em có thể quyết định tương lai của mình, chỉ khi em làm vì em, em mới có động lực tiến về phía trước”, Thu Thủy khẳng định.

Bố mẹ cần tin tưởng vào quyết định của con cái

Đến mùa chọn nguyện vọng vào đại học, câu chuyện tranh cãi việc theo ý bố mẹ hay chọn sở thích của bản thân luôn khiến nhiều thí sinh trăn trở. Thậm chí, áp lực việc thi cử còn trở nên nặng nề hơn bao giờ hết khi nhiều bạn nghĩ mình học nhưng lại chỉ chiều lòng bố mẹ.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Tâm lý học Tô Nhi A, giảng viên ngành Tâm lý học, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), chia sẻ trong thời điểm cận kề ngày thi, bố mẹ nên là điểm tựa vững chắc cho các thí sinh hơn là nguồn cơn cho những áp lực hay gánh nặng đè lên vai con.

“Chuyện ngành học, chuyện điểm số, tất cả thí sinh luôn cần sự chia sẻ, thấu hiểu từ các bậc phụ huynh. Điều này sẽ phần nào tạo được tâm lý thoải mái khi các bạn bước vào phòng thi. Sự tin tưởng, ủng hộ của bố mẹ ở những thời điểm quyết định sẽ tạo nên động lực cho thí sinh”, TS Tô Nhi A cho hay.

Chon chuyen nganh theo y thich hay theo nguyen vong bo me anh 3

Phụ huynh là điểm tựa vững chắc cho các thí sinh trong những thời điểm quan trọng. Ảnh: UEF.

Mặt khác, theo TS Tô Nhi A, chính các bậc phụ huynh cũng từng là những sĩ tử, các ông bố bà mẹ cũng phần nào hiểu được áp lực mà con cái phải chịu. Thế nên, việc giúp đỡ hay hỗ trợ con cái sẽ càng thuận lợi hơn là tạo áp lực cho chúng.

Theo nghiên cứu được đăng trên tờ Washington Post, việc bố mẹ ủng hộ con cái, giúp chúng tự tin nắm bắt cơ hội sẽ tạo nên những đứa trẻ độc lập và thành công hơn những đứa trẻ chịu áp lực hay phải gánh những kỳ vọng vượt khả năng từ các bậc phụ huynh.

Bên cạnh việc hạn chế áp lực cho con từ chuyện chọn trường, chọn ngành, nhiều ông bố bà mẹ còn khuyến khích con đăng ký các hình thức xét tuyển sớm để giải tỏa phần nào lo âu, cất bớt những gánh nặng và thoải mái thi cử.

Các trường cũng mở rộng phương thức xét tuyển để giúp các thí sinh an tâm bước chân vào cánh cửa đại học, giúp phụ huynh bớt nỗi lo về tương lai con cái.

Điển hình, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) có nhiều hình thức xét tuyển từ xét tuyển học bạ THPT, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực cho đến xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điều này giúp mang đến đa dạng sự lựa chọn cho thí sinh cùng phụ huynh, đồng thời tạo được tâm lý thoải mái để các sĩ tử bước vào thời điểm thi cử quan trọng.

Bên cạnh sự chủ động trong việc lựa chọn hình thức xét tuyển, các trường đại học cũng nắm bắt thời gian để tạo điều kiện cho các thí sinh mở rộng cơ hội tìm được ngành học yêu thích.

Hiện, với phương thức xét tuyển học bạ THPT, UEF đang nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đến ngày 15/7 ở tất cả ngành đào tạo.

Zing News phối hợp ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) thực hiện tuyến nội dung “Tiếp bước đại học, vững bước tương lai”, nhằm cung cấp cho các sĩ tử hành trang thi cử, tuyển sinh đại học trước thềm vượt vũ môn.

Năm 2022, UEF tiếp tục thu hút thí sinh xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT và trao nhiều suất học bổng tuyển sinh, tài năng cho tân sinh viên từ 25%, 50% đến 100% học phí. Bên cạnh đó, 17 chuyên ngành được doanh nghiệp tài trợ học bổng 30% toàn khóa học. Trường nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm học kỳ quốc tế dành cho sinh viên trúng tuyển qua mọi phương thức. Thí sinh đăng ký tìm hiểu thông tin về trường tại đây.

Học bổng đa dạng thu hút thí sinh đăng ký xét tuyển vào UEF

Chính sách học bổng tại UEF đã song hành, tiếp sức nhiều thế hệ sinh viên trên hành trình chinh phục tri thức.

Sinh viên UEF được gì khi học thực tế gắn với trải nghiệm?

Với môi trường học tập đầy trải nghiệm thú vị tại UEF, sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức mà còn có nền tảng kỹ năng mềm và xử lý tình huống thực tế.

Cách cân bằng trong ôn tập ba môn tốt nghiệp và môn tổ hợp

Ngoài 3 môn Văn - Toán - Anh, học sinh lớp 12 cần có kế hoạch ôn tập hợp lý, giữ sức cho các môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đại học, tạo tinh thần thoải mái trước khi vượt vũ môn.

Cơ Thụy - Giang Hoàng Nam

Bạn có thể quan tâm