
![]() |
Space-Out là sự kiện do chính quyền Seoul tổ chức nhằm phản bác quan niệm rằng "nhàn rỗi là lãng phí thời gian". Cuộc thi được khởi xướng vào năm 2014 bởi nghệ sĩ đa phương tiện Woopsyang - người từng cảm thấy tội lỗi vì dám nghỉ ngơi trong một xã hội cuồng công việc. Với mong muốn chứng minh rằng việc "thả hồn" cũng có giá trị, cô đã sáng lập cuộc thi này. Từ đó, sự kiện lan rộng ra các thành phố như Bắc Kinh, Tokyo... Ảnh: Chang W. Lee/New York Times. |
![]() |
Sự kiện năm nay diễn ra ngày 11/5, thu hút hơn 4.000 người đăng ký ở nhiều độ tuổi, nhưng chỉ 80 thí sinh được lựa chọn tham gia - bao gồm nghệ sĩ, nhân viên văn phòng, một chú hề và cả người hóa trang thành lạc đà. Ảnh: Park Sang-moon. |
![]() ![]() ![]() |
Nhiệm vụ dành cho các thí sinh tưởng chừng đơn giản nhưng lại đầy thách thức: giữ cơ thể bất động, tâm trí trống rỗng và không biểu lộ cảm xúc trong suốt 90 phút. Người chiến thắng là người có nhịp tim thấp và ổn định nhất, đồng thời nhận được nhiều bình chọn từ khán giả. Ảnh: Chang W. Lee/New York Times, Park Sang-moon. |
![]() |
Từ năm 2016, cuộc thi được tổ chức bên bờ sông Hàn - một điểm đối lập thú vị với nhịp sống hối hả của Hàn Quốc - nhanh chóng thu hút sự quan tâm của truyền thông toàn cầu. Các thí sinh nhận số báo danh, ngồi xếp bằng trên những tấm thảm yoga màu hồng đặt dưới chân cầu, trong khi phía trên là dòng xe cộ không ngừng rì rầm lướt qua. Ảnh: Park Sang-moon. |
![]() |
Nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều người khó chịu nổi việc ngồi yên. Trong một thí nghiệm năm 2014, khi được yêu cầu ngồi không trong 15 phút, có tới 64% nam giới và 15% nữ giới chọn tự sốc điện bản thân chỉ vì quá chán, New York Times viết. Ảnh: Park Sang-moon. |
![]() |
Một thí sinh có nghệ danh Kim Llama đã hóa trang thành lạc đà không bướu. Tuy nhiên, anh phải rời cuộc thi giữa chừng vì bị đau bụng. Ảnh: Park Sang-moon. |
![]() |
Một thí sinh tham gia buổi khởi động giãn cơ trước khi bước vào phần thi chính thức. Ảnh: Park Sang-moon. |
![]() ![]() |
Thời gian trở nên vô nghĩa khi bạn không có việc gì để làm. Ảnh: Chang W. Lee/New York Times. |
![]() |
Nữ phóng viên mang số báo danh 11 chia sẻ rằng cô đã có một trải nghiệm mang tính siêu hình khi tham gia cuộc thi. Ảnh: Chang W. Lee/New York Times. |
![]() |
Ban nhạc rock Pogo Attack trở thành điểm nhấn nổi bật tại cuộc thi Space-Out. Ảnh: Park Sang-moon. |
![]() |
Cứ mỗi 15 phút, thí sinh tham dự lại được nhân viên y tế kiểm tra nhịp tim để theo dõi tình trạng cơ thể. Ảnh: Park Sang-moon. |
![]() |
Park Byung-jin - người giành chiến thắng - ngồi lặng im, trong khi Woopsyang, người sáng lập cuộc thi, khoan thai bước qua trong chiếc hanbok trắng tinh khôi. Ảnh: Chang W. Lee/New York Times. |
![]() |
Ban nhạc rock Pogo Attack ăn mừng sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi Space-Out 2025. Ảnh: Park Sang-moon. |
Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?
Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'