Khởi động từ tháng 6, cuộc thi ẩm thực Chiếc thìa vàng 2016 với chủ đề Hương vị quê nhà - Hành trình gia vị Việt đã thu hút 312 đầu bếp thuộc 104 đơn vị từ 30 tỉnh, thành trải dài từ Nam chí Bắc.
Qua 6 tháng tranh tài với 3 vòng sơ tuyển và 2 vòng bán kết đầy căng thẳng, Chiếc thìa vàng đã tuyển lựa được 15 đội thi xuất sắc nhất cả nước để bước vào vòng chung kết, diễn ra vào ngày 6/12 tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (202 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM). Quán quân Chiếc thìa vàng năm nay sẽ nhận được cúp Đầu bếp danh giá và giải thưởng 1 tỷ đồng.
Trải qua ba mùa thi, Chiếc thìa vàng ngày càng được đầu tư và tổ chức chuyên nghiệp hơn. Với sự hưởng ứng nhiệt tình của các đầu bếp trên cả nước, Chiếc thìa vàng đã khẳng định được thương hiệu là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các đầu bếp tài nghệ, đam mê và sáng tạo. Thành quả ý nghĩa là các đầu bếp, bằng đam mê và tài nghệ đã khám phá, giới thiệu và tôn vinh hàng nghìn món ăn, những đặc sản nổi bật với giá trị ngon và lành, những loại gia vị độc đáo và giàu tiềm năng thương mại.
Sau buổi thi chung kết 6/12, kết quả chung cuộc sẽ được công bố vào tối 7/12 tại Trung tâm Hội nghị Gem Center (8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1).
-
Với chủ đề Món ăn vàng, vòng bán kết Chiếc Thìa Vàng mùa thứ tư đã diễn ra đầy gay cấn và hấp dẫn ở cả hai miền Nam - Bắc trong tháng 10. Các đầu bếp đã mang tới nhiều sản vật phong phú không chỉ của 3 miền đất nước mà cả những nguyên liệu hảo hạng, được tuyển lựa từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Bằng tài nghệ, đặc biệt là ứng dụng kỹ thuật nấu hiện đại, họ đã làm nên những món ăn vàng sang trọng, đẹp mắt và tôn vinh được ẩm thực Việt. -
Ở 2 vòng thi trước, các đội được chủ động chọn nguyên liệu và lên thực đơn. Tuy nhiên với vòng chung kết, nguyên liệu chính sẽ được ban tổ chức bí mật cất trong 15 hộp đen.
Từ 7h30, 15 đội thi đã bốc thăm chọn hộp đen để khám phá nguyên liệu bí mật. Trái với tâm trạng hào hứng của nhiều đội thi, một số đội khác khá căng thẳng khi bốc phải nguyên liệu ít hoặc chưa từng chế biến qua.
-
Diễn biến 2 vòng bán kết tại Hà Nội và TP.HCM:
-
Hộp đen bí ẩn: Chướng ngại vật hay đòn bẩy cho các đầu bếp?
Trong mỗi hộp đen chứa những nguyên liệu bí mật với thành phần, số lượng khác biệt. Các đầu bếp có thể đối mặt với tình huống phải xử lý những thực phẩm lạ, những món chưa từng gặp qua. Các đội thi sẽ có 1 giờ 30 phút để lên ý tưởng thực đơn gồm 4 món ăn: món khai vị, món thịt, món thủy sản và món tráng miệng.
Đầu bếp Nguyễn Huỳnh Đăng Tuyên (Nhà hàng Thành Phát - Đăk Lăk) từng ba lần góp mặt ở vòng chung kết, thậm chí đạt giải đầu bếp trẻ triển vọng năm 2014, cũng tỏ ra e dè: “Năm nay các đội đồng đều hơn, chuyên nghiệp hơn và bản thân cuộc thi cũng có nhiều cái mới. Hộp đen nguyên liệu mỗi năm mỗi khác, chúng tôi chưa biết sẽ làm gì”.Đầu bếp Vũ Văn Thành, quán quân Chiếc thìa vàng 2015 cho rằng: “Nguyên liệu nào nhận được từ hộp đen không thành vấn đề. Quan trọng là phải có ý tưởng riêng được chuẩn bị từ trước”.
-
Các đội hào hứng mở hộp đen bí ẩn trong vòng chung kết Chiếc thìa vàng:
-
Sau khi mở hộp đen, bếp trưởng Nguyễn Đức Hoàng (Quán 79 Gia Bảo - Kon Tum) chia sẻ: “Bước vào vòng này đội đã chuẩn bị tâm lý tốt, Các vòng trước vì được sử dụng nguyên liệu núi rừng nên vừa là lợi thế, vừa giúp quảng bá ẩm thực địa phương. Vòng thi này là cơ hội để đội chứng minh năng lực. Nguyên liệu thịt cừu tuy là lần đầu chế biến nhưng đội vẫn khá tự tin”.
Thực đơn 4 món của đội thi sẽ theo chủ đề gia đình, gồm gỏi hoa lộc vừng; sườn cừu sốt vị tỏi, mù tạt; cá lăng nấu nghệ tươi, mẻ; bánh lá dứa cuộn nhân hạt sen, khoai lang tím.
-
3 nữ đầu bếp đến từ Quán Nhi (Cần Thơ) khá tự tin trong vòng chung kết với lượng cổ động viên đông đảo có mặt từ rất sớm. Ngay sau khi mở hộp đen số 2, đội đã lên thực đơn với tinh thần thoải mái. Bốn món đội dự kiến nấu sẽ là gỏi tôm, chả chiên khai vị củ hủ dừa; cá lăng nấu nghệ chua; bò nướng khoai lang, bí đao, cà tím nướng. Bếp trưởng Phan Thị Hồng Nhi tự tin chia sẻ: “Tôi bốc đề thi cái là làm được liền”.
-
Đội Naman Retreat Resort Đà Nẵng bốc thăm được hộp số 15 với nguyên liệu chính là tôm hùm, ghẹ, ếch, gà. Đội trưởng Nguyễn Quốc Hoàng cho biết, đội khá tự tin với những nguyên liệu có trong chiếc hộp đen, bởi đây đều là nguyên liệu quen thuộc, sở trường nên sẽ dễ dàng lên thực đơn.
-
Đội La Veranda Phú Quốc bốc được hộp đen số 4 với cá tầm, thịt bò, mực, xoài. Đây là những nguyên liệu quen thuộc nên đội khá tự tin. Thực đơn dự kiến sẽ gồm súp cá tầm, mẻ; mực làm gỏi với lá é; bò áp chảo sốt sả ăn kèm hạt sen, nấm; tráng miệng bằng bánh xoài.
-
Bên cạnh phong thái tự tin của một số đội khi bốc được “món tủ”, một số đội thi lại khá hoang mang trước nguyên liệu bí ẩn vừa được hé lộ.
Đến với vòng chung kết, đội Khách sạn Hilton Hanoi Opera dự định xây dựng thực đơn và bàn tiệc theo chủ đề Giáng sinh. Tuy nhiên, khi bốc thăm được chiếc hộp có tới hai món hải sản, đội khá bối rối. Tuy nhiên, đội trưởng Nguyễn Anh Tú vẫn định lên thực đơn theo chủ đề đã chọn từ trước.
“Chúng tôi tự tin sẽ tạo nên sự phá cách trong thực đơn dành cho lễ Noel với hải sản Việt”, đầu bếp Anh Tú tự tin.
-
Đội Nhà hàng Tiệc cưới Thắng Lợi 1 khá hồi hộp khi bốc được tôm hùm - vốn là sở đoản.
Với nguyên liệu cao cấp này, đội trưởng Võ Kim Sang dự định hấp với rượu vang và sốt trái dấm. Mực sẽ dùng để làm gỏi với thịt luộc và củ hủ dừa. Đã từng đạt giải nhất ở vòng sơ kết, đội tự tin có thể làm tốt trong vòng thi quyết định này.
-
Các đầu bếp Khách sạn Mường Thanh Lào Cai - đội thi đã trải qua quãng đường xa nhất để đến với vòng chung kết này - bốc được chiếc hộp số 10 với tôm, ghẹ xanh, sầu riêng, thịt bò Australia, giò sống, lá lốt. Các nguyên liệu này được đầu bếp chọn lên món gồm: salad tôm bưởi, chả tôm cuộn lá lốt, vẹm xanh nấu cari, thăn bò nướng sốt chao đỏ với khoai lang tím và rau tươi, chè bí đỏ sầu riêng.
-
Phiên chợ quê giữa lòng thành phố
Sau khi mở hộp đen chứa nguyên liệu bí mật, các đội tiếp tục trải qua thử thách thứ 2 là đi chợ. Tái hiện phiên chợ quê với cánh đồng bắp cung cấp các loại rau, củ, quả, gia vị, hoa… nhiều mặt hàng được bày biện, trong đó có đặc sản theo từng vùng miền sẽ giúp thí sinh làm phong phú thêm bàn tiệc của mình.
Sau thời gian quy định, chợ sẽ đóng cửa và đầu bếp không thể lấy thêm. Tuy nhiên nếu lấy quá nhiều nguyên liệu mà không dùng đến, đội thi sẽ bị trừ điểm. Trong vòng chung kết, mỗi đội có 90 phút để sơ chế (không tẩm ướp, đun nấu) và chuẩn bị bàn trưng bày. Thời gian thi chính thức là 140 phút.
-
Ngay khi chợ quê bắt đầu mở cửa, 45 đầu bếp cùng các chủ sạp trong trang phục truyền thống Nam Bộ đã làm nên không khí mua săm sôi nổi.
Chợ nhộn nhịp tiếng rao, trò chuyện và hỏi thăm các món hàng. Trong lúc mua rau, có nhiều đội do không tìm được sả đã “tận dụng” bụi sả trang trí của ban tổ chức. Nhiều loại hoa trang trí trong khu chợ cũng được các đầu bếp sử dụng cho phần bày biện bàn tiệc sau này.
-
Với mục đích tôn vinh gia vị Việt, nhiều đội thi cẩn thận lựa chọn các nguyên liệu gia vị để làm giàu và đậm vị truyền thống cho thực đơn của đội mình.
Bên cạnh không khí gấp rút của các thí sinh, ban giám khảo, đặc biệt là đầu bếp thế kỷ Eckart Witzigmann hào hứng tìm hiểu các loại rau gia vị của Việt Nam, được bày bán tại khu chợ.
-
Còn theo giám khảo Bùi Thị Sương: “So với năm ngoái, năm nay chúng tôi sẽ tăng mức độ khó cho thí sinh. Điều quan trọng nhất là các đội thích ứng nhanh, linh hoạt và sáng tạo trong việc thực hiện món ăn từ các nguyên liệu được cung cấp".
Theo đó, các đầu bếp cần phân công hợp lý, ai mạnh về món gì thì ngay từ đầu cần có sự sắp xếp, phân công việc ai nấy làm. Cần cân, đo, đong, đếm với thực đơn và khẩu phần như vậy thì khi đi chợ phải nhanh chóng chọn nguyên liệu phù hợp, lấy vừa đủ dùng, bởi nếu lấy nhiều dùng không hết sẽ bị trừ điểm.
-
Sau khi đã chọn xong nguyên liệu, các đội gấp rút chuyển sang công đoạn sơ chế. Là những đầu bếp chuyên nghiệp đến từ các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, chuyện sơ chế nguyên liệu không làm khó 45 thí sinh xuất sắc. Các nguyên liệu cá, thịt, rau củ… đều được thành thục thái cắt, lọc bỏ xương.
-
Trong khi đó, một số phụ bếp đã di chuyển sang khu vực bàn tiệc và bắt đầu cắm hoa, bài trí chén đĩa theo chủ đề đã chọn.
-
Có thể thấy các đội thi đến từ miền Trung khá công phu trong công tác trang trí. Đội Naman Retreat Resort Đà Nẵng tự tay đi đốn tre ở Cẩm Thành, Hội An để làm chân đế nhằm gửi gắm ý nghĩa quảng bá văn hóa Việt Nam. Đội Khách sạn Indochine Palace Huế trang trí với chủ đề Noel, dựng một cổng hoa và phần chân đế làm từ bánh quy.
Trong khi đó, chọn "Hội An nô nức" làm chủ đề cho bàn tiệc với cách bày trí trang nhã, có phần mộc mạc, đội Khách sạn Crowne Plaza Danang đem đến đèn lồng điện tử để làm chân đế đựng đồ ăn. Bếp trưởng Đinh Duy Bình tiết lộ, đèn lồng được đội chế tạo công phu từ 3 tuần trước để kịp mang đến cuộc thi.
-
Quán Nhi là đội duy nhất có 3 thành viên đều là nữ. Bếp trưởng Phan Thị Hồng Nhi tới với cuộc thi năm nay cùng hai người con là Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Thị Hồng Trang. Bận rộn làm bếp nhưng chị vẫn tươi cười, cặn kẽ giới thiệu từng món ăn và quá trình học nghề để nấu được món đó.
Hầu hết món ăn nổi tiếng của quán, chị Nhi đều học từ cha mẹ rồi chỉnh sửa từng chút qua sự góp ý của thực khách bốn phương. Càng vui hơn khi các con chị cũng đang tiếp bước trên con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp.
-
Ngoài các nguyên liệu bí mật được bảo quản lạnh trong thùng xốp, các rau trái theo mùa khắp trong Nam, ngoài Bắc cũng được ban tổ chức Chiếc thìa vàng dày công chuẩn bị, giữ tươi ngon để các đầu bếp có thể sáng tạo nên những món ăn tròn vị nhất.
-
Dàn giám khảo quốc tế góp mặt tại chung kết Chiếc thìa vàng
Ngoài thành phần ban giám khảo quen thuộc từ 2 vòng sơ kết, bán kết là nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, nhà giáo ưu tú Triệu Thị Chơi, Chủ tịch Hội đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn Lý Sanh, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I Lý Huy Sáng, vòng chung kết còn chào đón dàn giám khảo quốc tế, là những tên tuổi có uy tín trong nghề đầu bếp và khách sạn.
Đó là ông Norbert Ehrbar - Phó Chủ tịch Hội đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn; ông Sakal Phoeung - Chủ tịch Hiệp hội Escoffier Việt Nam; ông Paul Lê - Phó Chủ tịch Hỗ trợ vận hành bán lẻ Tập Đoàn bán lẻ Central; siêu đầu bếp Marco Brueschweiler - Giám đốc Điều hành công ty Tư vấn Dịch vụ Ẩm thực Thái Lan và siêu đầu bếp David Thái.
-
Đặc biệt, vòng chung kết Chiếc thìa vàng năm nay còn có sự cầm cân nảy mực của đầu bếp thế kỷ đạt 3 sao Michelin - ông Eckart Witzigmann. Từ Israel, Á hậu Vũ Hoàng My cũng trở về để tham dự cuộc thi trong vai trò giám khảo khách mời.
-
Hoàng My chia sẻ niềm tự hào khi được là đại sứ hình ảnh kiêm giám khảo của vòng chung kết Chiếc thìa vàng - cuộc thi được cô gọi là "Giải Oscar của nền ẩm thực Việt Nam".
-
Còn trên trang cá nhân của mình, đầu bếp thế kỷ Eckart Witzigmann gửi lời cảm ơn đến ban tổ chức Chiếc thìa vàng vì sự đón tiếp nồng hậu.
-
Eckart Witzigmann: 'Đầu bếp hài hước sẽ mang đến món ăn hấp dẫn'
Là lần đầu tiên đến Việt Nam và trực tiếp chứng kiến các đầu bếp Việt tranh tài, đầu bếp thế kỷ Eckart Witzigmann nhận định, người chiến thắng Chiếc thìa vàng có cơ hội rất lớn để phát triển nghề nghiệp.
Ông cũng chia sẻ quan điểm cá nhân về nghề bếp: "Bên cạnh các yếu tố về kỹ năng nghề nghiệp và sự sáng tạo, tôi đánh giá rất cao sự hài hước của đầu bếp. Khi tiếp xúc với một người hài hước, bạn sẽ cảm thấy thú vị. Cũng như vậy, một đầu bếp hài hước sẽ mang đến những món ăn hấp dẫn”.
-
Giám khảo Eckart Witzigmann là một trong 4 đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới. Trong sự nghiệp của mình, ông đã vinh dự đạt ba sao Michelin danh giá. Tham dự Chiếc thìa vàng ngoài vai trò giám khảo, Eckart Witzigmann còn chia sẻ với các đầu bếp kinh nghiệm, trào lưu của ẩm thực thế giới, con đường để đi tới thành công trong nghề và làm sao để đạt giải thưởng danh giá: sao Michelin.
Nhập mô tả cho ản -
Chị Hiền - chủ một nhà hàng tại TP.HCM có mặt từ rất sớm để theo dõi cuộc thi. Chị cho biết: "Là một người làm việc trong lĩnh vực ẩm thực, tôi hiểu rằng người đầu bếp không chỉ cần nấu ăn ngon mà phải để người thưởng thức cảm thấy ngon. Điều quan trọng nhất là phải đặt tâm huyết vào từng món ăn, để thực khách cảm nhận được cái tâm của mình ở trong đó".
“Đây là lần đầu tiên tôi được theo dõi trực tiếp một cuộc thi nấu ăn quy mô và chuyên nghiệp như vậy, nên thấy vui sướng lắm. Cuộc thi này có ý nghĩa rất lớn với những đầu bếp như tôi và các nhà hàng nói chung”.
-
Nhóm khán giả từ Hà Nội vừa đáp máy bay xuống Sài Gòn đã vội di chuyển tới địa điểm tổ chưc để kịp theo dõi cuộc thi. Cả đoàn cổ vũ trong màu áo đua cam nổi bật.
-
Chia sẻ về các loại gia vị trong cuộc thi, đầu bếp thế kỷ nhận định: “Điều tôi ấn tượng là các gia vị Việt Nam khá mạnh, khi ăn vào cho vị giác rất mạnh mẽ. Ví như có các loại lá rất chua, the, đắng... Điều này tạo cho tôi hứng thú chờ đợi thành phẩm bởi không biết sự kết hợp các gia vị này sẽ tạo nên món ăn như thế nào”.
-
Ký giả New York Times bối rối chọn đề tài Chiếc thìa vàng
Đến từ thời báo New York Times, nữ ký giả Nelly Gocheva chia sẻ: “Tôi thích thú với màn trình diễn của các đầu bếp Việt. Họ khá chuyên nghiệp và thành thạo trong thao tác. Tôi khá hứng thú với các loại lá, quả dùng để chế biến món ăn”.
Tuy nhiên cô cũng không ngần ngại chia sẻ sự bối rối khi chọn đề tài: “ Tôi dự định sẽ viết về Chiếc thìa vàng trong tuần tới và giới thiệu các nét đẹp trong nền ẩm thực Việt. Có nhiều chủ đề hay và những món ăn lạ được đem đến khiến tôi rất băn khoăn và chưa chọn được chủ đề cho bài viết của mình”.
-
Đội Khách sạn Indochine Palace Huế bốc được hộp đen số 13 với nguyên liệu gồm: tôm hùm, nấm mỡ Nhật Bản, mực. Với nguyên liệu thiên về thủy sản như vậy, đội lên thực đơn gồm các món: gỏi mực, củ sen áp chảo, súp tôm hùm, bánh khoai môn.
-
Trong khi đó, đội thi Công ty TNHH Sea Links City (Bình Thuận) bốc được hộp số 7 chứa các nguyên liệu cá tầm, ức vịt, tôm sú. Bếp trưởng Đào Minh Hoà dự kiến lên thực đơn gồm tôm nấu súp với rau má, rau xanh, nấm mỡ; cá tầm lọc thịt đút lò, ăn kèm rau củ nướng, phần xương dùng nấu súp; ức vịt áp chảo ăn kèm sốt chao, nếp than; chè trái cây hương thảo mộc.
-
Hoàng Thị Ngọc Ánh là nữ đầu bếp 8X đến từ đội Khách sạn Mường Thanh Lào Cai. Sinh ra tại Hà Nội nhưng vì tình yêu với chàng kỹ sư xây dựng, cô bỏ lại công việc tốt tại một khách sạn lớn của Hà Nội để lên Lào Cai lập nghiệp cùng anh. Là lần đầu tiên tham dự một cuộc thi ẩm thực, Ngọc Ánh chia sẻ bản thân không tránh khỏi những lúc bối rối và sai sót. Nhưng bằng kinh nghiệm bản thân, cô tự tin đội mình sẽ cho ra những món ăn hoàn hảo.
-
Các đội thi vẫn nhanh chóng nhưng không hề vội vàng lên dần các món chính. Sức nóng từ gian bếp dường như càng tăng nhiệt khi thời gian dần trôi về những phút cuối.
-
Bếp trưởng Phạm Văn Đại của đội khách sạn Palace Vũng Tàu cẩn thận bày biện món nộm khế rau muống với thịt cua xốt lá hẹ - chả giò cần tây miền nhiệt đới.
-
Trong khi đó, bếp trưởng Nguyễn Đức Hoàng đến từ Quán 79 Gia Bảo (Kon Tum) đã cẩn thân bưng món sườn cừu áp chảo xốt tương tỏ mù tạt ra bàn tiệc. Gương mặt anh khá căng thẳng bởi sườn cừu không phải là nguyên liệu sở trường của đội mình.
-
Các món ăn đã dần thành hình trên đĩa, chờ đợi sự đánh giá của các giám khảo trong nước và quốc tế.
-
Đội Khách sạn Indochine Palace Huế mang tới món tráng miệng gồm 3 món nhỏ là chè bắp hương dứa, bánh khoai xốt dâu tây và bắp nướng quế. Đây đều là những món ăn vặt vỉa hè được nhiều người yêu thích, nay được đầu bếp nâng tầm khi đưa vào bàn tiệc 5 sao.
-
Ngoài nguyên liệu rau củ quả, nhiều đầu bếp cũng sáng tạo khi đưa các loài hoa vào chế biến món ăn như ti gôn, hoa hòe, mẫu đơn... để làm thành gỏi, hoặc cánh hoa hồng tẩm đường cho món tráng miệng thêm phần đặc sắc.
-
Các loại hoa quả nhiệt đới và ôn đới cũng được kết hợp khéo léo để mang hương vị thanh mát, cân bằng với các loại thịt và hải sản trong món ăn.
Nhập mô tả cho ản