Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đau bụng nhiều ngày, đi viện mới biết 'thủ phạm' trong ống mật

Không thể chịu được những cơn đau vùng hạ sườn phải ngày càng tăng, bệnh nhân 29 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn.

Ê-kíp nội soi lấy sán lá gan ra khỏi người bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Suốt nhiều ngày liền, H.N.X. (29 tuổi, Tây Ninh) đau quặn thắt vùng thượng vị hạ sườn phải, cơn đau càng lúc càng tăng. Đến khi không thể chịu nổi cơn đau, người nhà đã đưa cô đi cấp cứu.

Tại khoa Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, bác sĩ thăm khám và chỉ định thực hiện các cận lâm sàng. Trên hình ảnh chụp CT Scan ổ bụng, các bác sĩ thấy có dấu hiệu giãn đường mật ngoài gan, có nốt tăng tỷ trọng nhẹ ở đoạn cuối ống mật chủ.

Qua hội chẩn liên chuyên khoa, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường mật nghi do sỏi đoạn cuối ống mật chủ. Bệnh nhân được chỉ định nội soi mật tụy ngược dòng ERCP để điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Tùng, Phó khoa Nội soi, trong quá trình nội soi mật tuỵ ngược dòng, quan sát dưới màn hình C-Arm nhận thấy ống mật chủ của bệnh nhân dãn khoảng 10 mm, đoạn cuối có bóng nhỏ không ngấm thuốc.

Sau đó, các bác sĩ tiến hành cắt nhú vater, dùng bóng kéo ra được con sán lá gan kích thước khoảng 20 mm. Mẫu sán được xét nghiệm định danh là sán lá gan lớn.

Bác sĩ Tùng cho biết bệnh sán lá gan lớn do loài sán lá lớn (Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica) gây nên. Sán này sống ký sinh chủ yếu ở các động vật ăn cỏ như bò, trâu… Khi vào cơ thể người, sán lá gan thường ký sinh trong đường mật, một số ít trường hợp có thể ký sinh trong cơ bắp, dưới da, phúc mạc.

Sán lá gan lớn khi ký sinh trong đường mật sẽ phá huỷ tổ chức gan, tạo ra những ổ tổn thương trong gan. Đặc biệt, bệnh sán lá gan nếu không được phát hiện và điều trị triệt để có thể gây áp xe gan, viêm gan đường mật, ứ mật, thậm chí có thể dẫn đến ung thư đường mật.

Một số triệu chứng phổ biến ở người nhiễm sán lá gan:

  • Đau âm ỉ ở bụng ( vị trí gan), cơn đau lan ra lưng hoặc vùng thượng vị
  • Đầy bụng, buồn nôn
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Da xanh xao, vàng da, nổi mề đay
  • Có dịch trong bụng
  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân…

Thông qua trường hợp này, bác sĩ Tùng khuyến cáo người dân nên ăn chín uống sôi, tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Đặc biệt, người dân ở những vùng có nguy cơ cao (vùng sông nước, người làm việc trong môi trường chăn nuôi, nông nghiệp) nên khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm ký sinh trùng để phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời sán lá gan và các loại ký sinh trùng khác.

Ăn chuẩn ít bệnh

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Một triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm ở phổi

Thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa nặng, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh không hiếm gặp nhưng khó chẩn đoán do không có triệu chứng đặc hiệu.

Trẻ dưới 2 tuổi có nên tẩy giun?

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non, tiểu học là nhóm thường bị nhiễm giun. Đặc biệt, ở những trẻ từ 12 đến 24 tháng cũng có thể bị nhiễm.

Những món ăn có thể gây sâu răng

Các thực phẩm giàu đường, axit hay tinh bột có thể phản ứng với vi khuẩn trong miệng, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng, đặc biệt là sâu răng.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm