Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu nhận biết bạn bị cúm

Trong khi hầu hết người bị cúm sẽ khỏi bệnh sau vài ngày, một số trường hợp có thể bị nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Cúm rất dễ lây lan nên cần cẩn trọng khi tiếp xúc người khác. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Cúm là bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp do virus cúm gây ra. Nó có thể gây ra bệnh từ nhẹ đến nặng và đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng điển hình

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các triệu chứng cúm thường xuất hiện đột ngột. Những người bị cúm thường cảm thấy một số hoặc tất cả dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Sốt cao đột ngột hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh. Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả người bị cúm đều bị sốt
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau nhức cơ thể hoặc cơ bắp
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, yếu ớt
  • Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù tình trạng này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

Bất kỳ ai cũng có thể bị cúm, ngay cả người khỏe mạnh, và các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ cao hơn gặp phải các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm nếu họ bị bệnh. Những người này bao gồm:

  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Những người ở mọi lứa tuổi mắc một số bệnh mạn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim)
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi.

Cách để tránh lây và bị lây cúm

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), cúm rất dễ lây lan và dễ lây sang người khác. Bạn có nhiều khả năng lây bệnh cho người khác trong 5 ngày đầu tiên.

Bệnh cúm lây lan qua vi khuẩn khi ho và hắt hơi, có thể sống trên tay và bề mặt trong 24 giờ. Để giảm nguy cơ lây lan bệnh cúm, bạn cần:

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi (nếu bạn không có khăn giấy, hãy ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay, không phải vào tay)
  • Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng càng nhanh càng tốt.

Cố gắng ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác nếu bạn bị sốt cao hoặc cảm thấy không đủ khỏe để thực hiện các hoạt động bình thường.

Thời điểm cần đi khám nếu bị cúm

Những người bị cúm gặp phải những dấu hiệu cảnh báo này nên đi khám ngay lập tức.

Trẻ em Người lớn
Thở nhanh hoặc khó thở Khó thở hoặc thở gấp
Môi hoặc mặt xanh xao Đau dai dẳng hoặc cảm giác tức ngực hoặc bụng
Xương sườn kéo vào với mỗi hơi thở Chóng mặt dai dẳng
Đau ngực Lú lẫn, không thể tỉnh táo
Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi bộ) Động kinh
Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không có nước mắt khi khóc) Không đi tiểu trong thời gian dài
Không tỉnh táo hoặc không tương tác khi thức Đau cơ nghiêm trọng
Sốt trên 40 độ C mà không kiểm soát được bằng thuốc hạ sốt Yếu cơ nghiêm trọng hoặc mất thăng bằng
Ở trẻ em dưới 12 tuần tuổi, bất kỳ khi nào bị sốt
Sốt hoặc ho cải thiện nhưng sau đó lại tái phát hoặc nặng hơn
Tình trạng bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn

Bệnh tật đến từ đâu?

Hầu hết căn bệnh đến với chúng ta đều bắt nguồn từ việc sử dụng quỹ thời gian không điều độ, cộng với chế độ ăn uống không hợp lý, gây lao lực quá mức, lại thêm những xung đột tinh thần khiến nội tâm bất an..., tất cả đều góp phần bào mòn sinh lực của chúng ta.

Quyển sách Khoan dung & Biết ơn sẽ mang đến cho bạn sự nhiệt thành và năng lượng tích cực tựa như những tia nắng ấm áp. Cuốn sách tập hợp những câu chuyện mà bất kể khi nào lật giở những trang sách, bạn cũng cảm nhận sự khoan dung và biết ơn tràn đầy.

Những thói quen buổi sáng nam giới hay làm nhưng cực hại

Những hành động tưởng chừng vô hại của nam giới lại có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm