Công nghệ bán dẫn là nền tảng của nhiều giải pháp công nghệ hiện tại. Ảnh: Ag5. |
Câu chuyện Việt Nam cần đầu tư cho nhân lực ngành vi mạch bán dẫn vừa được nhắc đến tại tọa đàm Công nghệ bán dẫn: Nền tảng của thế giới hiện đại nằm trong chuỗi sự kiện VinFuture Prize 2023 diễn ra sáng 18/12.
Khi chia sẻ về việc bài học kinh nghiệm từ Singapore, GS Teck-Seng Low, Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nhấn mạnh 3 yếu tố để phát triển ngành bán dẫn là tài chính, nguồn lực và con người.
GS Low cho hay Singapore có hệ sinh thái, trong đó có yếu tố con người, đủ để thu hút các nhà sản xuất bán dẫn. Điều này tốt cho cả đất nước họ và nhà đầu tư.
“Chúng tôi đã tới giai đoạn sau nhiều năm đầu tư, có các cơ sở nghiên cứu, trường đại học có vị thế nghiên cứu cạnh tranh hàng đầu thế giới”, ông nói và cho biết thêm họ còn hợp tác với Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) để phát triển ngành bán dẫn.
GS Teck-Seng Low chia sẻ về kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn của Singapore, trong đó đề cập đến yếu tố trường đại học. Ảnh: BTC. |
Theo GS Teck-Seng Low, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu ở Singapore đã xây dựng kiến trúc chuyên sâu trong các công nghệ bán dẫn, bao gồm bao tín hiệu tương tự, tín hiệu kết hợp, RF, bán dẫn hợp chất III-V, đóng gói tiên tiến, thiết kế IC, mmW, cảm biến & bộ kích thước MEMS, bán dẫn có bức xạ băng rộng, và thiết kế IC tiết kiệm năng lượng.
Liên quan đến việc phát triển ngành bán dẫn, GS Vivian Yam (ĐH Hong Kong, Trung Quốc) cũng nhấn mạnh yếu tố “vốn con người”. Bà đề xuất Chính phủ nước ta có thể đầu tư vào các trường đại học.
Trong khi đó, GS Nguyễn Thục Quyên cho rằng trong “cuộc đua” bán dẫn, các trường đại học cần đào tạo ra nguồn nhân lực cao cho ngành này.
“Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực cao ngành vi mạch bán dẫn. Chúng ta cần tạo điều kiện cho các em vừa học vừa thực hành tại doanh nghiệp. Việc Nam là quốc gia đang phát triển, cần cơ sở hạ tầng dùng chung, chia sẻ là điều quan trọng để thúc đẩy, thu hút nhà đầu tư”, GS Quyên đánh giá.
Thực tế, câu chuyện đầu tư vào trường đại học và phát triển nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn từng được rất nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đề cập đến.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, từng dẫn dự báo của chuyên gia về việc nước ta cần thêm 20.000-50.000 nhân sự có trình độ từ đại học trở lên ở lĩnh vực này.
Sắp tới, nhiều trường ở nước ta cũng mở thêm ngành đào tạo vi mạch, bán dân. Mới đây, ngày 19/10, ĐH Bách khoa Hà Nội cùng ĐH Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ký kết biên bản hợp tác liên minh về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn.
Tuy nhiên, trong khi tự tin về chất lượng đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, các trường cho biết họ gặp khó khăn ở phần thiếu trang thiết bị.
Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?
Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.