Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Đến Hà Nội khám bệnh, tôi cần những giấy tờ gì?

Theo luật sư, người muốn tới Hà Nội khám bệnh cần chuẩn bị CMND, giấy xét nghiệm trong 3 ngày và lịch trình di chuyển. Với bệnh nhân, họ cần thêm bệnh án hoặc giấy ra viện.

Do chưa thực sự tin tưởng năng lực của cơ sở khám bệnh tại địa phương, tôi muốn đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội.

Trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để được vào thành phố?

Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn Luật sư Hà Nội

Công văn số 2434/UBND-KT của UBND TP Hà Nội về việc thống nhất mẫu giấy tờ sử dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội có quy định rõ ràng đối với trường hợp người ở tỉnh, thành phố khác tới Hà Nội để khám chữa bệnh.

Người đưa, đón bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

1. Căn cước công dân.

2. Kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR (kết quả xét nghiệm có giá trị trong vòng 3 ngày).

3. Lịch trình ra, vào, địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố.

Đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện.

Nếu người khám bệnh tự do, bạn cần chuẩn bị 3 loại giấy tờ là căn cước công dân, giấy xét nghiệm Covid-19 và lịch trình đi lại. Với trường hợp là bệnh nhân chuyển từ tuyến dưới lên, bạn cần có thêm hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện. Khi đủ các giấy tờ này, bạn được phép vào thành phố trong thời gian giãn cách xã hội.

Một điểm khác cần lưu ý là bạn cần liên hệ trực tiếp với bệnh viện, cơ sở y tế nơi bạn muốn đến khám, chữa bệnh để đảm bảo cơ sở này vẫn tiếp nhận bệnh nhân từ những tỉnh, thành phố khác ngoài Hà Nội. Ngoài ra, bạn có thể phải đáp ứng thêm một số điều kiện, thủ tục, giấy tờ cần thiết tùy thuộc yêu cầu của các cơ sở y tế đó.

Mắc Covid-19 khi đi làm, tôi có được công ty hỗ trợ?

Luật sư cho biết cần làm rõ 2 yếu tố là lỗi của công ty và mức suy giảm khả năng lao động của người lao động để xác định các khoản bồi thường, hỗ trợ mà công ty phải chi trả.

Bị cắt hợp đồng sau khi nhiễm nCoV, tôi có được bồi thường?

Luật sư cho biết việc doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc sau khi mắc Covid-19 là vi phạm pháp luật. Người lao động có quyền khởi kiện để đòi bồi thường.

Từ chối bệnh nhân, 5 cơ sở khám chữa bệnh bị xử lý thế nào?

Theo luật sư, 5 cơ sở y tế từ chối bệnh nhân đã vi phạm pháp luật. Tùy thuộc diễn biến vụ việc, những người liên quan có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tối đa 5 năm.

Độc giả Phan Tiến Dũng

Bạn có thể quan tâm