Hãng thời trang cao cấp Dior đã có động thái xoa dịu dư luận. Ảnh minh họa: Bloomberg. |
Ngày 17/7, Dior đã nỗ lực xoa dịu dư luận trước cuộc điều tra về các hoạt động bất hợp pháp tại các nhà cung cấp của hãng. Thương hiệu thời trang đã đình chỉ đơn đặt hàng với các nhà sản xuất bị nghi vấn, bác bỏ một số thông tin sai lệch đang lan truyền, theo WWD.
Sau khi tin tức về cuộc điều tra các cáo buộc bóc lột người lao động tại một số công ty Trung Quốc sản xuất hàng xa xỉ tại Italy được công bố vào tháng trước, cơ quan quản lý cạnh tranh Itlay đã tiến hành điều tra một số công ty thuộc Tập đoàn Dior và Tập đoàn Armani vì có thể đã đánh lừa người tiêu dùng.
“Cả hai công ty có thể đã đưa ra những tuyên bố không trung thực về đạo đức và trách nhiệm xã hội đặc biệt là liên quan đến điều kiện làm việc và việc tuân thủ pháp luật của các nhà cung cấp”, cơ quan lên tiếng trong một tuyên bố.
Dior đối mặt với khủng hoảng truyền thông sau cáo buộc bóc lột lao động tại các nhà cung cấp. Ảnh minh họa: @lofficielsingapore/IG. |
Cơ quan này cũng cho biết thêm rằng người lao động còn phải làm việc quá giờ trong điều kiện an toàn và vệ sinh không đảm bảo.
“Các công ty này đã nhấn mạnh vào tay nghề thủ công và chất lượng. Tuy nhiên, để sản xuất một số sản phẩm và phụ kiện may mặc nhất định, các công ty bị cáo buộc đã sử dụng nguồn cung cấp từ các xưởng và nhà máy sử dụng công nhân với mức lương không thỏa đáng", cơ quan quản lý cạnh tranh tiếp tục.
Trong một thông cáo chi tiết hơn, hãng thời trang Pháp cho biết thương hiệu đang hợp tác với chính quyền Italy sau khi được thông báo về việc phát hiện các hoạt động bất hợp pháp tại 2 nhà cung cấp phụ trách lắp ráp đồ da nam.
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành vi không đáng có này, mâu thuẫn với các giá trị và quy tắc ứng xử mà các nhà cung cấp này đã ký kết. Chúng không phản ánh đúng thực tế công việc của các nghệ nhân và mối liên kết lâu dài với Itlay”, Dior cho biết.
Danh tiếng của hãng thời trang xa xỉ Pháp đã bị ảnh hưởng nặng nề sau bế bối thối giá túi gấp 50 lần và bóc lột lao động.
Trước thông tin từ điều tra một số túi xách của hãng chỉ tốn 53 euro để lắp ráp, trong khi được bán lẻ với giá khoảng 2.600 euro, thương hiệu đã lên tiếng bác bỏ con số này.
Hãng thời trang Pháp lên án hành vi sai trái, cam kết điều chỉnh quy trình sản xuất. Ảnh minh họa: Editorialist. |
“Một số bài báo đề cập nhiều thông tin hoàn toàn sai sự thật. Đầu tiên là việc các nhà cung cấp này sản xuất túi xách nữ trong khi họ chỉ tham gia lắp ráp một phần đồ da nam. Thứ hai là chi phí sản xuất những chiếc túi này cực kỳ thấp. Cần lưu ý rằng tỷ suất lợi nhuận của Dior hoàn toàn phù hợp với ngành công nghiệp xa xỉ, không giống như những bình luận sai lệch đã nêu”, hãng cho biết.
"Chúng tôi sẽ theo dõi sự phát triển của các sản phẩm thủ công. Đặt biệt, chúng tôi ưu tiên sản xuất tại các xưởng của riêng hãng, cam kết cung cấp điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất", hãng cho biết thêm.
Nhãn hàng thời trang cũng lưu ý rằng họ đã làm việc với các nhà cung cấp lớn nhất của Italy trong hơn 30 năm, góp phần tạo ra 4.000 việc làm.
Về phía Armani, ngoài việc thừa nhận cuộc điều tra và cam kết hợp tác với chính quyền, hãng vẫn chưa đưa ra thêm thông tin chi tiết về các cáo buộc cụ thể liên quan đến hoạt động truyền thông trách nhiệm xã hội.
"Các công ty liên quan cam kết hợp tác đầy đủ với chính quyền, tin rằng các cáo buộc là không có cơ sở và tự tin về một kết quả tích cực sau cuộc điều tra", Armani cho biết.
Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn
Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.