Nuôi dạy con cái không hề dễ dàng, đặc biệt là khi muốn con trở thành những người thông minh và giàu cảm xúc. Bí quyết nằm ở việc giao tiếp một cách khéo léo và thấu hiểu. Với kinh nghiệm của một nhà thần kinh học và là một người mẹ, TS Caroline Leaf cho rằng cách chúng ta nói chuyện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách trẻ nghĩ và cảm nhận về cuộc sống. Viết trên CNBC, tiến sĩ chỉ ra 5 câu nói tuyệt đối tránh để giúp con phát triển một cách tốt nhất. Ảnh: Freepik. |
1.“Con đang rất hư": Khi một đứa trẻ mất bình tĩnh, chúng có thể giận dữ, lo lắng hoặc tuyệt vọng. Nhưng những cảm xúc đó không xấu xa, hư hỏng hay khó chịu. Thay vì nghĩ rằng chúng đang cố ý làm mình khó chịu, TS Leaf khuyên cha mẹ nên hiểu rằng trẻ đang trải qua một giai đoạn khó khăn, giống như một cuộc khủng hoảng về bản thân. Nếu không được giúp đỡ đúng cách, cảm giác xấu hổ có thể ăn sâu vào tâm trí trẻ, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Thay vì dán nhãn "con đang rất hư", cha mẹ có thể nói "Mẹ biết con đang cảm thấy không vui. Con có muốn chia sẻ với mẹ chuyện gì đang làm con cảm thấy như vậy không?". Ảnh: Freepik. |
2. "Con đang phản ứng thái quá": Ngay cả khi bạn không đồng ý với những gì trẻ đang nói, việc bác bỏ cảm xúc của chúng là có hại. TS Leaf khuyên rằng cha mẹ nên dành một vài phút để thở sâu, kiểm soát cảm xúc của mình trước khi xử lý lời nói của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên duy trì giao tiếp bằng mắt và chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của mình. Trẻ em rất nhạy cảm với những tín hiệu không lời và sẽ dễ dàng mở lòng khi cảm thấy được thấu hiểu. Ảnh: Freepik. |
3. "Chuyện nhỏ mà, con sẽ quen thôi": TS Leaf cho rằng khi nói với trẻ câu này, cha mẹ đang vô tình khiến con cảm thấy mình đang bị xem nhẹ. Trẻ sẽ nghĩ rằng cảm xúc của mình không quan trọng và chúng đang làm phiền người lớn. Nên nhớ, mỗi đứa trẻ đều có một thế giới cảm xúc riêng. Nếu trẻ đang cố gắng truyền đạt cảm xúc về một điều gì đó, cha mẹ nên phản ứng bằng sự tò mò và quan tâm. Ảnh: Freepik. |
4. "Đừng khóc nữa!”: Khóc là một cơ chế sinh học giúp con người xử lý năng lượng dồn nén trong não bộ và cơ thể. Vì vậy, việc ngăn cản trẻ khóc có thể khiến chúng cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vì nói "đừng khóc nữa", cha mẹ hãy cho chúng thấy rằng chúng không đơn độc. Bạn cũng có thể thực hiện một số hoạt động liên quan để trẻ phân tâm và dễ dàng hơn trong việc mở lòng, ví dụ như đi dạo. Ảnh: Freepik. |
5. "Mẹ đã nói rồi, không được cãi": TS Leaf chia sẻ mỗi lần đặt ra giới hạn cho con, bà luôn cố gắng giải thích lý do thật rõ ràng. Việc này không chỉ giúp con hiểu được tại sao phải tuân thủ mà còn giúp con rèn luyện khả năng suy nghĩ và đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu bạn từ chối nói lý do, điều đó sẽ ức chế sự tò mò tự nhiên và khả năng suy luận của trẻ. Ảnh: Freepik. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.