Thoạt nghe, từ "dưỡng thê" dễ gây liên tưởng đến những thuật ngữ trong tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc, với "dưỡng" trong "nuôi dưỡng" và "thê" trong "thê thiếp".
Nhưng với Gen Z, "dưỡng thê" đơn giản chỉ là cách đọc lái của từ "dễ thương". Theo ghi nhận của Trí thức - Znews, từ này bắt đầu xuất hiện từ năm 2023 và nhanh chóng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội.
"Dưỡng thê" được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ bình luận về ngoại hình, hành động đáng yêu của một người, cho đến thể hiện sự thích thú với một sự vật, hiện tượng.
Chẳng hạn, khi bày tỏ quan điểm về tình yêu, có Gen Z cho rằng "khi gặp đúng người bạn sẽ trở nên dưỡng thê". Hay có nhiều sự biến tấu hài hước, dí dỏm như "dưỡng da, dưỡng tóc rồi, nhớ đừng quên dưỡng thê nhé các bảnh".
"Dưỡng thê" không phải là trường hợp duy nhất được giới trẻ đọc lái. Trên mạng xã hội, dễ dàng bắt gặp các từ được giới trẻ biến tấu thành từ mới nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa, như "xăm lính" (xinh lắm), "mẫn nhi" (mỹ nhân), nấu xói (nói xấu)...
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.