Trẻ bị ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Ảnh: Babobotanicals. |
Ho là cách cơ thể tự bảo vệ mình. Ho đóng vai trò giữ cho đường hô hấp thông thoáng, loại bỏ đờm trong cổ họng, chảy nước mũi sau (chất nhầy mũi chảy xuống phía sau cổ họng) hoặc mẩu thức ăn mắc kẹt.
Theo tạp chí Parents, tiến sĩ Catherine Dundon, phó giáo sư lâm sàng về nhi khoa tại trường Y Đại học Vanderbilt và bác sĩ nhi khoa ở Goodlettsville, Tennessee (Mỹ), cho biết trẻ dưới 4 tháng tuổi không ho nhiều. Vì vậy, nếu chúng bị ho, điều đó rất nghiêm trọng.
Để biết liệu có nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn, đặt lịch hẹn hay đưa con tới thẳng phòng cấp cứu, cha mẹ cần lắng nghe cẩn thận tiếng ho của trẻ và nhận biết.
Ho do cảm lạnh
Âm thanh: Ho khan.
Triệu chứng: Nếu con bạn ho khan cùng với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau họng, đó có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Ho thường khan, nhưng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, con bạn có thể có đờm và/hoặc sốt nhẹ vào ban đêm.
Điều trị: Cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp trị ho tự nhiên cho trẻ nhỏ như nước muối nhỏ và máy tạo độ ẩm phun sương mát. Acetaminophen an toàn khi sử dụng để hạ sốt.
Ho do Covid-19
Âm thanh: Ho khan và liên tục - mặc dù ho có đờm cũng có thể xảy ra.
Triệu chứng: Trẻ sơ sinh thường mắc Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng cũng có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ, bao gồm ho khan hoặc ho có đờm.
Ngoài ho, trẻ sơ sinh có thể bị sốt, sổ mũi, khó thở, bú kém, thay đổi hành vi, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác. Trong một số ít trường hợp, Covid-19 có thể dẫn đến bệnh nặng phải nhập viện.
Điều trị: Nếu trẻ mắc Covid-19, hãy cách ly con (và người chăm sóc chính của trẻ) khỏi các thành viên khác trong gia đình. Gọi bác sĩ nếu con bị khó thở hoặc khó ăn, môi tái xanh, mất nước hoặc không thể thức dậy.
Trẻ sơ sinh bị ho sẽ không thể nói cho cha mẹ biết tại sao. Ảnh: Raisingchildrennetwork. |
Ho do viêm tiểu phế quản
Âm thanh: Thở khò khè.
Triệu chứng: Theo tiến sĩ Ruffin Franklin, bác sĩ tại Trung tâm Nhi khoa và Vị thành niên ở Raleigh, Bắc Carolina (Mỹ), viêm tiểu phế quản xuất hiện sau các triệu chứng giống cảm lạnh, kèm theo ho và sổ mũi. Viêm tiểu phế quản thường xảy ra vào mùa thu và mùa đông, có thể kèm theo sốt nhẹ và chán ăn.
Điều trị: Bạn có thể điều trị viêm tiểu phế quản tại nhà khi hơi thở của bé đã được kiểm soát. Cho bé uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều, dùng máy tạo độ ẩm phun sương mát và luôn theo dõi nhịp thở của trẻ. Nếu nó tăng quá cao - trên 50 nhịp thở mỗi phút - con bạn chắc chắn đang bị suy hô hấp. Khi đó, bạn cần gọi cấp cứu ngay.
Ho gà
Âm thanh: Một tiếng huýt lớn, nhanh.
Triệu chứng: Trong hầu hết trường hợp ho gà, em bé không có triệu chứng cảm lạnh hoặc sốt. Các dấu hiệu của bệnh ho gà bao gồm: Những cơn ho thường xuyên, đáng báo động, thè lưỡi, mắt lồi, đổi màu khuôn mặt.
Điều trị: Nếu bạn nghi ngờ con mình bị ho gà, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Theo tiến sĩ Franklin, khi các cơn ho phát triển, trẻ sơ sinh phải nhập viện để được thở oxy giữa các cơn ho. Em bé - cũng như mọi thành viên trong gia đình bạn - sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh rất dễ lây này.
Ho do viêm phổi
Âm thanh: Có đờm.
Triệu chứng: Bé bị viêm phổi sẽ rất mệt mỏi. Trẻ cũng sẽ bị ho có đờm màu xanh lục và vàng.
Điều trị: Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân là virus hay vi khuẩn, vì vậy, hãy gọi cho bác sĩ, đặc biệt nếu trẻ bị sốt. Viêm phổi do vi khuẩn nguy hiểm hơn và thường do liên cầu khuẩn gây ra.
Ho do hen suyễn
Âm thanh: Bệnh hen suyễn khiến đường thở bị thu hẹp nên tiếng ho của trẻ bị hen suyễn sẽ giống như tiếng thở khò khè.
Triệu chứng: Trong trường hợp có các triệu chứng hen suyễn, trẻ sẽ bị co rút (hút vào và rút ra khỏi ngực và cơ hoành). Trẻ sơ sinh cũng có thể sẽ bắt đầu với những triệu chứng cảm lạnh, ngứa và chảy nước mắt.
Điều trị: Tốt nhất bạn nên gọi cho bác sĩ khi nghe thấy tiếng thở khò khè của trẻ sơ sinh. Ngay cả khi không có chẩn đoán chắc chắn về bệnh hen suyễn, các bác sĩ thường sử dụng thuốc hen suyễn để điều trị cơn thở khò khè.
Nếu trẻ nhỏ bị ho dữ dội hoặc ho nặng hơn sau 1-2 ngày và hơi thở của trẻ trở nên khó nhọc, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
Ho do có dị vật
Âm thanh: Ho nhẹ, dai dẳng hoặc thở hổn hển. Ho không có tiếng cũng có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn hoàn toàn và là trường hợp cấp cứu y tế.
Triệu chứng: Bé bị mắc kẹt dị vật như đồ chơi nhỏ, thức ăn, có thể ho nhiều lúc đầu, sau đó là ho dai dẳng hoặc thở khò khè nhẹ trong vài ngày sau đó - không có bất kỳ triệu chứng cảm lạnh nào khác và không có tiền sử cảm lạnh hoặc sốt gần đây.
Nếu dị vật đã chặn hoàn toàn đường thở của bé, bé sẽ xuất hiện trong tình trạng khó chịu rõ ràng không phát ra âm thanh nào, khuôn mặt chuyển sang màu xanh nhạt hoặc tái xanh.
Xử lý dị vật: Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị mắc dị vật hoàn toàn, hãy lật đứa trẻ lại và ngay lập tức đánh 5 lần vào lưng giữa 2 bả vai của chúng. Nếu bạn không thể đánh bật dị vật, hãy gọi cấp cứu. Trong trường hợp dị vật mắc kẹt một phần, hãy cố gắng giúp bé ho ra bằng cách nghiêng đầu xuống và vỗ nhẹ vào lưng bé.
Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?
Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.