Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Giới trẻ hiện đại làm gì để F5 Tết truyền thống?

Thay vì tiếp tục “bài ca” muôn thuở ghét Tết... năm nay nhiều người trẻ đã quyết tâm “làm mới” tinh thần của chính mình, để được tận hưởng những ngày Tết đúng nghĩa.

samsung anh 1samsung anh 2

Thay vì tiếp tục “bài ca” muôn thuở ghét Tết... năm nay nhiều người trẻ đã quyết tâm “làm mới” tinh thần của chính mình, để được tận hưởng những ngày Tết đúng nghĩa.

Trong khi nhiều người cứ mỗi dịp xuân về là lại bắt đầu cuộc tranh luận không hồi kết về chuyện “Tết nay chán hơn Tết xưa”, đông đảo các bạn trẻ những năm gần đây đã có cái nhìn tích cực hơn về Tết. Họ cho rằng Tết vốn không chán, mà bởi con người thời nay không còn mặn mà với Tết, hoặc vì quá quan trọng những nghi lễ mang nặng tính hình thức mà gây ra sự mệt mỏi, kém vui.

samsung anh 3

Ở mỗi độ tuổi, giới trẻ lại có một nỗi sợ khác nhau dịp Tết, mà cụ thể là những lời hỏi thăm “như xát muối vào tim” từ người thân, hàng xóm. Với các bạn sinh viên vừa ra trường nhưng chưa kiếm được việc là câu “Đi làm chưa?”; với các bạn “dừ” hơn một tẹo là những đòi hỏi muốn biết “Khi nào lấy vợ/chồng?”, “Sắp có tin vui chưa?”, “Chừng nào mua nhà?”... cùng hàng tá câu hỏi gây “đau dạ dày” khác.

Bạn Việt Anh (24 tuổi, Hà Nội) nhắc tới nỗi khổ mỗi ngày Tết phải gặp gỡ họ hàng: “Hồi mình còn đi học thì hỏi điểm số, hỏi tại sao không được học sinh giỏi. Sau này mình mới đi làm thì ‘điều tra’ cho bằng được xem lương bao nhiêu, có đưa bố mẹ tiền không, rồi thì có người yêu chưa... Riết rồi mình thấy đi chúc Tết họ hàng mà như tham gia gameshow hỏi đáp vậy”.

Ngoài những lời thăm hỏi mang nặng tính nhạy cảm, bạn trẻ còn sợ Tết vì phải ăn quá nhiều. Hầu như hôm nào cũng có mâm cỗ, đó là chưa kể sang thăm hàng xóm, người thân cũng bị mời vào làm lon bia, ăn miếng thịt gà, từ chối thì bị coi là bất lịch sự, mà nếu ăn thì bội thực.

Bạn Thùy Trang (22 tuổi, TP.HCM) ngậm ngùi nói về cân nặng của mình mỗi dịp Tết: “Bố mẹ vốn đã hay kêu ca là mình bị thừa cân. Thế nhưng cứ đến Tết là lại ê hề đồ ăn thức uống, không ăn bèn bị kêu ca là không đoái hoài đến truyền thống, là lãng phí. Đấy là còn chưa nói tới chuyện ăn xong phải rửa bát. Riêng việc rửa dọn cũng khiến mình mất cả ngày. Thế nên mình chẳng mong tới Tết chút nào”.

samsung anh 4

Tết còn là thời gian mà “rất nhiều thứ nhàm chán được lặp đi lặp lại”. Đầu tiên phải kể đến những bài nhạc Tết được hàng xóm, hay chính gia đình người trẻ bật suốt ngày, không phải bản gốc thì cũng là remix với âm thanh xập xình.

“Mình ước gì hàng xóm nhà mình chỉ bật Happy new year và một số bài nhạc xuân vào dịp giao thừa thôi. Bởi tâm trạng lúc đó rất phù hợp với âm nhạc. Chứ đừng bật nhạc ầm ĩ suốt từ 30 tới mùng 5 Tết chỉ vì đó là Tết, cần sôi động, không được yên tĩnh”, Việt Anh nói về nỗi khổ không được ngủ đủ giấc của mình khi nghỉ Tết.

Ngoài ra, một lý do khác tưởng như rất vô lý, nhưng lại được nhiều bạn trẻ viện dẫn để không còn tha thiết Tết, đó là vì các bạn đã lớn, không còn được lì xì nữa. Các bạn cảm thấy áp lực của việc trưởng thành, phải đi lì xì cho trẻ con, phải xắn tay áo lên để lo toan, mua sắm dịp Tết. Khi sự hồn nhiên không còn, niềm hào hứng với xuân mới cũng giảm đi rõ rệt.

Chính những lý do trên đã khiến một số người trẻ trở nên ghét Tết. Với họ, Tết là những chuỗi ngày lặp lại nhàm chán, là lễ hội nhưng không được vui chơi, là kỳ nghỉ nhưng chẳng được xả hơi đúng nghĩa.

samsung anh 5

Gần đây, trên mạng xã hội bỗng nổi lên một trào lưu của những bạn trẻ kêu gọi nhau hãy làm mới chính bản thân mình, và truyền năng lượng tích cực tới cho những người thân yêu trong gia đình, để cả nhà tạo ra “Tết đột phá”.

“Điều đầu tiên bạn cần làm là dẹp bỏ suy nghĩ Tết nhạt, ghét Tết”, bạn Hoàng Hải (26 tuổi, TP.HCM) tiết lộ. “Mình nhận ra rằng mình luôn than vãn Tết năm nào cũng giống Tết năm nào. Nhưng chẳng phải chính lời than của mình cũng là một ‘điệp khúc’ được lặp đi lặp lại mỗi năm đó sao? Muốn Tết trở nên thú vị, chính mình phải là người thú vị và muốn có những hoạt động đột phá trước đã”.

samsung anh 6Các bạn trẻ cho biết để tạo nên “Tết đột phá”, điều quan trọng là phải thuyết phục được người thân, bạn bè thay đổi lịch trình đón Tết của họ. Bởi Tết là một kỳ nghỉ sum họp, chỉ thực sự vui vẻ khi những người thân yêu đồng lòng tận hưởng. Bạn không thể bỏ mặc gia đình ở nhà đón Tết để đi chơi một mình, càng không thể từ chối gặp họ hàng, làng xóm, thực hiện những nghi lễ chào hỏi truyền thống năm mới.

Bạn Hoàng Hải kể về chuyện thuyết phục bố mẹ đi du lịch cùng mình, thay vì ở nhà suốt 3 ngày Tết như mọi năm: “Bố mẹ mình vốn bảo thủ, nên cần có bí quyết riêng để lấy lòng. Vốn là một người đam mê du lịch, mình có rất nhiều ảnh đẹp với các danh lam thắng cảnh, lưu trong chiếc điện thoại Samsung Galaxy A7 ba camera, vừa chụp được góc rộng, vừa chụp thiếu sáng ấn tượng. Khi được mình cho xem những bức hình đó, bố mẹ nhận ra mình đã hạnh phúc và tích lũy được nhiều trải nghiệm từ việc xê dịch. Từ đó, bố mẹ có động lực tham gia cùng với mình”.

Có bí quyết gần giống với Hải là Phương Anh (23 tuổi, TP.HCM). Cô nàng cho biết mỗi khi họ hàng hỏi một câu “kém duyên”, hay bị mời ăn uống, Phương Anh sẽ rút ngay chiếc Samsung Galaxy Note9 của mình ra và rủ các bác, các cô selfie, rồi tạo những hiệu ứng độc lạ cho ảnh bằng chiếc bút S Pen “thần thánh”. Phương Anh nói: “Các dì, các mợ nhà mình vốn không quen thuộc với công nghệ, nên ai cũng cười phá lên và ý tứ hơn khi mình cho mọi người xem tổng kết số lần được hỏi các câu về lấy chồng hay thu nhập mà mình ghi lại trên màn hình khóa bằng S Pen”.

“Thay vì trốn tránh hay than vãn, hãy thẳng thắn đối thoại với người lớn, hoặc ‘dụ dỗ’ họ tham gia cùng mình. Đó chính là bí quyết đột phá Tết của bọn mình”, Phương Anh và Hoàng Hải bật mí.

samsung anh 7

Cũng qua những bức ảnh lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ cùng người thân và bạn bè, các cung đường đã đi qua, hay những sự kiện quan trọng như đón năm mới... những người trẻ này nhận ra trưởng thành không phải là điều khiến họ ghét Tết. Họ vẫn còn cả thanh xuân phía trước, và có thể sử dụng quãng thời gian quý giá này bằng bất cứ cách nào họ muốn. Chẳng ai có thể khiến người trẻ chán Tết, trừ chính bản thân họ.

Với những thế mạnh về sự am hiểu công nghệ và mạng xã hội, các bạn trẻ ngày nay đang dần thay đổi thói quen nghỉ Tết, đưa những yếu tố tiên tiến đan xen vào truyền thống, qua đó không làm mất đi những giá trị tốt đẹp qua nhiều thế hệ, mà còn mang đến sự đột phá đúng chất thế hệ Y và Z.

Giang Quốc Hoàng

Đồ họa: Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm