Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Hành trình kiếm 700.000 USD/năm từ mức 15.000 USD của kỹ sư Meta

Sandeep Rao bắt đầu công việc tại công ty công nghệ ở Ấn Độ với mức lương 15.000 USD/năm. 12 năm sau, anh trở thành kỹ sư phần mềm của Meta, tăng thu nhập lên 700.000 USD.

Sandeep Rao nâng cao thu nhập nhờ làm việc chăm chỉ và có khả năng đàm phán lương tốt. Ảnh: Business Insider

Bài viết dựa trên cuộc trò chuyện của Sandeep Rao (32 tuổi, California, Mỹ), một kỹ sư phần mềm tại Meta, với Business Insider về hành trình thay đổi mức thu nhập của anh từ 15.000 USD vào năm 2012 lên 700.000 USD vào năm 2024.

Tôi là một kỹ sư phần mềm cấp cao và đã làm việc tại 3 công ty công nghệ khác nhau, bao gồm Oracle, Apple và Meta.

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi dẫn dắt việc phát triển các ứng dụng và tính năng phần mềm, thu hút hàng triệu người trên khắp thế giới sử dụng hàng ngày.

Mỗi lần nhảy việc, tôi chủ yếu dựa trên lĩnh vực kỹ thuật phần mềm mà mình yêu thích. Tuy nhiên, lương thưởng cũng là một yếu tố rất quan trọng với tôi. Do đó, tôi có chiến lược đàm phán với các nhà tuyển dụng để có mức thu nhập cao hơn sau mỗi lần chuyển việc.

Các công ty công nghệ sử dụng nhiều phương thức khác nhau để giữ chân nhân viên có hiệu suất cao, như tặng cổ phiếu. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu luôn là người có thành tích xuất sắc trong tổ chức, bạn hoàn toàn có thể duy trì mức lương ở mức bằng hoặc cao hơn thị trường. Chưa hết, bạn hoàn toàn xứng đáng để công ty cung cấp các phúc lợi hoặc cơ hội nghề nghiệp đặc biệt.

ky su phan mem,  nhan vien cong nghe,  ky su cap cao,  cong ty cong nghe,  nhay viec,  hang trieu nguoi dung,  Sandeep Rao anh 1

Sandeep Rao (32 tuổi, California, Mỹ), hiện là kỹ sư phần mềm tại Meta. Ảnh: Sandeep Rao.

Sau khi đã lấy bằng đại học về kỹ thuật điện, tôi mới nhận ra công nghệ phần mềm là niềm đam mê của mình. Kể từ đó tôi chuyển sang theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm.

Công việc đầu tiên của tôi là một nhà phát triển phần mềm tại Oracle ở Ấn Độ. Oracle không phải là một công ty trả lương thấp trong lĩnh vực này. Song khi đó mức thu nhập của tôi là 15.000 USD/năm, vẫn thấp so với mức lương khởi điểm mà sinh viên kiếm được vào thời điểm đó khi làm việc tại các Big Tech.

Công việc không quá hấp dẫn với tôi, nhưng tôi buộc phải chấp nhận nó để xây dựng uy tín và có một bộ CV đẹp. Theo thời gian, tôi biết mình muốn đến đâu, đó chính là Thung lũng Silicon (Mỹ).

Tôi đã làm việc tại Oracle 2 năm, từ 2012 đến 2014. Trong thời gian này, tôi nộp đơn vào các trường cao học ở Mỹ và muốn lấy tấm bằng chính quy về khoa học máy tính. Tấm bằng này sẽ giúp tôi cạnh tranh với những ứng viên khác khi tìm việc.

Sau đó, tôi đến Mỹ cùng 1 chiếc vali và khoản nợ sinh viên 65.000 USD.

ky su phan mem,  nhan vien cong nghe,  ky su cap cao,  cong ty cong nghe,  nhay viec,  hang trieu nguoi dung,  Sandeep Rao anh 2

Sau một thời gian, Sandeep Rao chuyển đến Mỹ và làm việc cho Apple với mức lương 115.000 USD/năm. Ảnh: Alamy.

Sau khi nghỉ ở Oracle, tôi làm việc tại Apple với vị trí kỹ sư phần mềm. Mức lương cơ bản thời điểm đó là 115.000 USD/năm.

Tôi cảm thấy giấc mơ của mình như đã thành hiện thực khi trở thành nhân viên tại một trong những công ty tốt nhất thế giới. Song, tôi nhận ra mình muốn làm việc với các ứng dụng hướng tới người dùng trực tiếp, thay vì công nghệ chạy ngầm.

Ban đầu, tôi cân nhắc việc tìm kiếm những cơ hội mới ở Apple. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, thuế cao, các khoản vay sinh viên khiến tôi buộc phải suy nghĩ đến vấn đề nhảy việc. Tôi biết chuyển đổi công việc sẽ khiến mức lương tăng đáng kể.

Cuối năm 2017, tôi chuyển đến Meta ở Menlo Park (California, Mỹ). Tôi muốn trải nghiệm văn hóa làm việc của các công ty công nghệ trẻ trung hơn, với những sản phẩm được hàng tỷ người sử dụng.

Khi nhận được lời đề nghị, tôi đã nghiên cứu để hiểu rõ về giá trị của mình trên thị trường và mức lương tôi muốn đạt được.

Tôi vạch rõ đâu là những khoản mình có thể đàm phán, ví dụ như cổ phiếu, tiền thưởng khi bắt đầu công việc. Những phần khác không thể thương lượng là lương cơ bản, thưởng hàng năm.

Tôi đề nghị mức lương 140.000 USD, cao hơn 10% so với lời đề nghị ban đầu của họ. Cuối cùng, tôi được nhận vào làm.

ky su phan mem,  nhan vien cong nghe,  ky su cap cao,  cong ty cong nghe,  nhay viec,  hang trieu nguoi dung,  Sandeep Rao anh 3

Sandeep Rao có những dự án quy mô lớn tại Meta, trở thành nhân sự gắn bó với công ty. Ảnh: Shutterstock

Vào năm 2021, tôi đã thực hiện một dự án quy mô lớn tại Meta nhằm mang lại nhiều giá trị cho ứng dụng Messenger. Ngoài ra, tôi còn làm việc với một số nhóm đa chức năng về kỹ thuật, thiết kế, khoa học dữ liệu và pháp lý.

Những thành tích và hiệu suất cao trong công việc đã mang lại cho tôi sự thăng tiến, tầm nhìn và đòn bẩy để thương lượng một mức lương cao hơn nữa.

Hàng năm từ 2018 đến 2023, lương cơ bản của tôi đều tăng lên, cùng với sự kết hợp giữa tiền thưởng và cổ phiếu. Đến nay tôi đã nâng mức thu nhập từ 15.000 USD/năm lên 700.000 USD/năm sau 12 năm liên tục làm việc.

CEO Stability AI: 'Trở thành sếp thật tệ'

Nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới không mấy vui vẻ khi phải đảm nhận vai trò điều hành. Emad Mostaque là một trong số đó.

Nên đầu tư tiền vào đâu?

Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm