Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hình ảnh gây sửng sốt từ góc nhìn 'như người ngoài hành tinh'

Lars Tunbjörk chụp văn phòng ở Stockholm, Tokyo và New York vào những năm 1990. Bộ ảnh mang tính biểu tượng, lột tả sự đơn điệu đến mức bào mòn tâm hồn của công việc hiện đại.

cong viec vo nghia anh 1

Guardian đánh giá bộ ảnh của Lars Tunbjörk khám phá sâu sắc sự hỗn loạn và nhàm chán trong văn hóa văn phòng, ghi lại những không gian làm "cạn kiệt" sức sống.

cong viec vo nghia anh 2

Trong hơn 5 năm, Tunbjörk - người qua đời vào năm 2015 - đã tìm hiểu các không gian công sở tại Stockholm, New York và Tokyo. Với phong cách chụp ảnh "như người ngoài hành tinh", ông lột tả sư vô hồn, tẻ nhạt và tính đồng nhất nhàm chán của những nơi làm việc này. Bức ảnh được chụp tại công ty kế toán ở New York (Mỹ) vào năm 1997.

cong viec vo nghia anh 3

Bức ảnh được chụp tại tòa dân chính Tokyo (Nhật Bản) vào năm 1996.

cong viec vo nghia anh 4

Tunbjörk được cho cố gắng nắm bắt nỗi buồn lắng đọng trong nơi mà ông gọi là "phổ biến nhưng lại khép kín và bí mật trong thế giới phương Tây". Ảnh chụp tại một doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Gothenburg (Thụy Điển) vào năm 1997.

cong viec vo nghia anh 5

Trong bài tiểu luận Bullshit Jobs (tạm dịch: Công việc vô nghĩa) năm 2015, nhà nhân chủng học và nhà hoạt động quá cố David Graeber viết: "Dù những làn gió thay đổi đã biến vách ngăn màu xám thành ghế sofa WeWork, hay máy tính cồng kềnh thành máy tính bảng cảm ứng gọn nhẹ, bức ảnh của Tunbjörk vẫn nắm bắt được cảm giác chán chường và cô lập. Điều đó vẫn còn đúng trong thời đại của các công việc vô nghĩa hay phong trào ‘quiet quitting’ (làm việc cầm chừng)".

cong viec vo nghia anh 6

“Năm 1930, John Maynard Keynes dự đoán đến cuối thế kỷ, công nghệ sẽ phát triển đủ để các quốc gia như Anh hay Mỹ đạt được tuần làm việc 15 giờ. Nhưng điều đó không xảy ra", ông viết. “Thay vào đó, công nghệ được sử dụng để khiến chúng ta làm việc nhiều hơn. Những công việc vô nghĩa đã được tạo ra".

cong viec vo nghia anh 7

Theo ông, phần lớn mọi người, đặc biệt ở châu Âu và Bắc Mỹ, dành cả cuộc đời làm việc của mình để thực hiện một số nhiệm vụ mà chính họ thầm nghĩ rằng không thực sự cần thiết. Bức ảnh được chụp tại văn phòng môi giới chứng khoán ở Tokyo năm 1999.

cong viec vo nghia anh 8

Lý giải nguyên nhân "thiên đường lao động" không thành hiện thực, theo David Graeber, Keynes đã không tính đến sự gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa tiêu dùng. "Đứng trước lựa chọn làm ít giờ hơn và có nhiều thứ vui chơi, tiện nghi hơn, chúng ta chọn vế sau", ông cho biết.

cong viec vo nghia anh 9

Lars Tunbjörk sinh ra tại thị trấn Borås của Thụy Điển, nơi có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của ông. Bức ảnh được chụp tại doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Tokyo vào năm 1999.

cong viec vo nghia anh 10

Ông cũng chịu ảnh hưởng từ nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Christer Strömholm và nhiếp ảnh gia người Mỹ William Eggleston. Bức ảnh được chụp tại cơ quan thuế ở Stockholm vào năm 1994.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Robot ở Hàn Quốc ‘tự sát’ vì làm việc quá sức

Mệt mỏi với công việc văn phòng, robot trong tòa thị chính thành phố Gumi (Hàn Quốc) được cho là ‘suy sụp tinh thần’ và tự ném mình xuống cầu thang để tự sát.

Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ sau bầu cử

Ollolai (Italy) đang bán những căn nhà với giá chỉ 1 euro, nhắm đến những người Mỹ không hài lòng với kết quả bầu cử tổng thống, nhằm khắc phục tình trạng suy giảm dân số.

Minh An

Ảnh: Lars Tunbjörk

Bạn có thể quan tâm