Cô dâu chú rể tại xứ tỷ dân đang chủ động thay đổi những "nghi thức" truyền thống, hướng đến một đám cưới hiện đại. Ảnh minh họa: Alberto e Alessandra. |
Yan Ge (28 tuổi, Trùng Khánh, Trung Quốc) quyết định về quê, tổ chức hôn lễ giản dị tại một ngôi nhà nhỏ trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Thay vì tổ chức đám cưới xa hoa tại một khách sạn sang trọng cùng những lẵng hoa cầu kỳ, tốn kém, họa sĩ và vợ sắp cưới chọn trang trí không gian tiệc bằng chính những bức tranh sơn dầu do anh sáng tác.
Bà của Yan Ge, một giáo viên làng, sẽ là người chủ trì buổi lễ. Quan trọng hơn cả, sự sắp xếp này đáp ứng đúng ý tưởng về một "đám cưới trong mơ" của đôi trẻ.
Không riêng Yan Ge, theo khảo sát năm 2024 của Trung tâm Khảo sát Xã hội từ China Youth Daily, 78,4% trong số 1.251 người trẻ tham gia khảo sát ủng hộ việc tổ chức đám cưới theo phong cách tối giản.
'Cuộc cải cách' hôn lễ
Trên mạng xã hội Weibo, chủ đề "giới trẻ Trung Quốc cách mạng hóa đám cưới" đang trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết. Không còn những khách sạn hạng sang, giới trẻ lựa chọn tổ chức hôn lễ ở những địa điểm bình dị như McDonald's hay nhà hàng lẩu Haidilao.
Thậm chí, công nghệ cũng góp phần tạo nên sự thay đổi khi nhiều cặp đôi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lên kế hoạch cho ngày trọng đại, vừa tiết kiệm chi phí vừa mang đậm dấu ấn cá nhân, theo Global Times.
Một cặp đôi tạo dáng tại một cửa hàng McDonald’s ở Thượng Hải. Ảnh: @乚水思源/Xiaohongshu. |
Chen Mengting, một người có kinh nghiệm tổ chức đám cưới, cho biết chi phí cho một đám cưới cao cấp tại Trung Quốc có thể dao động từ 100.000 NDT (khoảng 13.700 USD) đến 300.000 NDT (khoảng 41.300 USD), thậm chí còn cao hơn ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, xu hướng xa hoa này đang dần "hạ nhiệt".
Giới trẻ ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thể hiện qua việc hưởng ứng các chiến dịch "xanh hóa" đời sống như "di chuyển xanh", "sử dụng tài nguyên tiết kiệm".
Chính lối sống "xanh" này đã tác động đến cách họ tổ chức hôn lễ, chẳng hạn như sử dụng hoa cưới và vật dụng trang trí làm từ vật liệu phân hủy sinh học và có thể tái chế.
Do đó, những đám cưới giản dị, gần gũi với thiên nhiên như của Yan Ge không hề "nghèo nàn" hay "kém sang" mà ngược lại, rất hợp thời và thể hiện tư duy bắt nhịp xu hướng xã hội mới.
Nghi thức hôn nhân điện đại
Một tín hiệu đáng mừng trong quan niệm về hôn nhân của người trẻ Trung Quốc chính là sự "lên ngôi" của "giá thách cưới 0 đồng". Theo một khảo sát được công bố bởi zhenai.com, một dịch vụ mai mối trực tuyến phổ biến tại Trung Quốc, hơn 65% người tham gia ủng hộ quan niệm này.
Giờ đây, giới trẻ không chỉ sẵn sàng "cập nhật" các hủ tục cưới xin mà còn mong muốn "tiền thách cưới" trở về đúng ý nghĩa ban đầu, một món quà thể hiện thiện chí với đôi vợ chồng mới.
Đám cưới xa hoa không còn hấp dẫn với nhiều cặp vợ chồng trẻ ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: Blissful Brides. |
Bên cạnh đó, những yêu cầu truyền thống như nhà trai phải có xe, có nhà cũng dần thay đổi, góp phần giảm áp lực phô trương vật chất, đồng thời thúc đẩy sự bình đẳng trong hôn nhân.
Xu hướng này được củng cố bởi những nỗ lực của chính phủ trong việc định hướng văn hóa hôn nhân.
Tháng 2, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến giá thách cưới, được xây dựng từ tháng 11/2023.
Quy định mới này bao gồm các điểm thay đổi quan trọng như nghiêm cấm việc lợi dụng hôn nhân để chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ ranh giới giữa quà tặng đính hôn và quà tặng thông thường.
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.