100 g thịt bồ câu có bao nhiêu năng lượng?
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trong cuốn "Thực liệu thảo mộc" ở thời nhà Đường, Trung Quốc, có ghi lại "1 con chim bồ câu còn tốt hơn 9 con gà". Theo y học hiện đại, 100 g thịt bồ câu có năng lượng 142 kcal, chất béo 7,5 g, protein 17,5 g, các loại vitamin A, B1, B2, B12, C và nhiều loại dưỡng chất khác. Ảnh: Terra. |
Nhóm người được khuyến khích ăn thịt chim bồ câu:
Trong Đông y, thịt bồ câu có tính bình, vị mặn, tác dụng bổ thận kiện tỳ vị, ích khí huyết. Thực phẩm này được người dân dùng cho trường hợp gầy yếu, hư nhược, khí huyết hư, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, phụ nữ huyết hư tắc kinh, người chuẩn bị mang thai, trẻ nhỏ. Ảnh: Gaacfood. |
Thịt chim bồ câu giúp tăng cường sinh lý ở nam giới?
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, thịt chim bồ câu làm tăng kích thích ăn uống, khả năng tuần hoàn não, làm cho tinh thần sảng khoái, thể lực sung mãn, da dẻ mịn màng, phòng chống được lão hóa và tóc bạc sớm. Trong Đông y, chúng còn được sử dụng như một vị thuốc quý lâu đời để chữa bệnh. Đối với nam giới, loại thịt này cũng có thể xem là một "thần dược". |
Nên ăn thịt chim bồ câu thay thế thịt gà?
Dù thịt chim có tác dụng tốt nhưng bạn không nên bỏ thịt gà, chỉ chọn chim bồ câu. Trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt nhất sử dụng đan xen cả hai loại thịt nhằm mục đích bồi bổ sức khỏe, không nên quá lạm dụng một loại thịt nào. |
Mỗi tuần nên ăn khoảng mấy con?
Bác sĩ Vũ cho hay thịt chim bồ câu bạn nên ăn khoảng 3 ngày/lần, một tuần 2 con. Ảnh: Nightmarketmemphis. |
Ai nên thận trọng khi ăn chim bồ câu?
Theo bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi, người bị dị ứng với thịt chim hoặc có bệnh tim, huyết áp cao nên hạn chế ăn. Thịt chim bồ câu có chứa nhiều chất béo và cholesterol, đặc biệt là trong da và mỡ của chúng. Những chất này có thể gây tắc động mạch và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ảnh: Bếp_Bụng_Bự. |
Không nên ăn thịt chim câu cùng loại thực phẩm nào?
Bạn không ăn chim bồ câu cùng với tôm, cá diếc bởi có thể gây dị ứng. Ảnh: Golob. |
Làm thế nào để tránh cho con bạn không bị bỏng, điện giật? Biện pháp nào giúp bảo vệ đường ruột của trẻ? Hay trẻ nhỏ có bị đau nhức xương như người lớn hay không?... Đây là những băn khoăn phổ biến mà mọi cha mẹ đều quan tâm.
Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả Trần Quốc Khánh sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Ngoài ra, cuốn sách tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.