Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Louis Vuitton phân biệt đối xử với khách Trung Quốc

Một khách hàng Trung Quốc tốn 2.400 NDT để sửa quai túi xách tại cửa hàng Louis Vuitton Trung Quốc, nhưng lại nhận được thông báo sửa chữa miễn phí ở châu Âu.

Khách hàng Trung Quốc bị nhiều thương hiệu xa xỉ châu Âu phân biệt đối xử. Ảnh: Louis Vuitton.

Sự việc lập tức khiến cộng đồng mạng xứ tỷ dân phẫn nộ, cho rằng thương hiệu xa xỉ Pháp đang "phân biệt đối xử" với thị trường Trung Quốc.

Louis Vuitton vì thế có thể bị xa lánh tại thị trường này, khiến tình trạng kinh doanh càng thêm khó khăn. Theo báo cáo kinh doanh quý III của tập đoàn xa xỉ LVMH, chủ sở hữu của Louis Vuitton, doanh thu tại Trung Quốc không khả quan, theo WSJ.

Louis Vuitton gây phẫn nộ

Vào năm 2019, người đàn ông họ Du tại Trung Quốc chi trả 10.000 NDT cho một chiếc túi hiệu Gucci trong chuyến đi Italy. Sau vài tháng sử dụng, dây đeo bắt đầu bong tróc, đòi hỏi sửa chữa.

Do đại dịch Covid-19, khách hàng này trì hoãn việc đem túi đi sửa đến năm 2023. Khi gửi chiếc túi đến một cửa hàng Louis Vuitton tại Thâm Quyến (Trung Quốc), anh nhận được báo giá chi phí sửa chữa là 2.400 NDT.

Dù chấp nhận trả mức phí này, khách hàng trên vẫn chưa thấy túi được sửa chữa sau 10 tháng.

LVMH,  Louis Vuitton,  Louis Vuitton Trung Quoc,  khach hang Trung Quoc,  Louis Vuitton phot anh 1

Khách hàng phải trả 2.400 NDT để sửa chiếc túi Louis Vuitton tại Trung Quốc, song nhận được thông tin đủ điều kiện sửa chữa miễn phí trên toàn cầu. Ảnh: CMGM.

Gần đây, trong chuyến du lịch tại châu Âu, Du tham khảo ý kiến của nhân viên một số cửa hàng Louis Vuitton địa phương về trường hợp của chiếc túi. Tất cả đều cho biết tình trạng hao mòn của sản phẩm đủ điều kiện để sửa chữa miễn phí, phù hợp với tiêu chuẩn hậu mãi toàn cầu.

Một nhân viên tại cửa hàng Louis Vuitton Stockholm (Thụy Điển) thậm chí còn đề nghị đàm phán với nhân sự Trung Quốc để đòi dịch vụ hậu mãi miễn phí cho khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh tại Trung Quốc vẫn kiên quyết tính phí sửa chữa.

Khi trở về nước, người đàn ông này tiếp tục đàm phán với bộ phận hậu mãi của thương hiệu, nhưng không nhận được kết quả như mong muốn. Thất vọng trước sự việc này, Du quyết định nộp đơn khiếu nại lên một nền tảng dành cho người tiêu dùng, cáo buộc nhãn hàng phân biệt đối xử với khách Trung Quốc.

Sự việc này tạo ra cuộc tranh luận lớn trên mạng xã hội xứ tỷ dân. Nhiều người dùng khẳng định sự phân biệt đối xử của các thương hiệu xa xỉ đối với người Trung Quốc không phải chuyện hiếm.

“Họ muốn từ bỏ thị trường Trung Quốc à?”, một người để lại bình luận.

Nhân cơ hội này, nhiều thương hiệu nội địa nhanh chóng vào cuộc, đề cao tinh thần tự hào dân tộc, quảng cáo sản phẩm trong nước như một lựa chọn thay thế hấp dẫn.

Thương hiệu xa xỉ cần cẩn trọng tại Trung Quốc

Mới đây, tập đoàn xa xỉ LVMH, chủ sở hữu của thương hiệu Louis Vuitton, công bố báo cáo kinh doanh quý III tệ hơn dự kiến. Bộ phận thời trang và đồ da chủ lực chứng kiến doanh số giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu tại thị trường châu Á, không tính Nhật Bản, giảm đến 16% so với năm ngoái, trở thành tín hiệu đáng báo động.

Lý do chính dẫn đến sự sụt giảm doanh thu là sức mua yếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Quốc gia này từng góp phần tạo ra sự tăng trưởng lớn cho thị trường hàng hiệu trong suốt 2 thập kỷ qua.

LVMH,  Louis Vuitton,  Louis Vuitton Trung Quoc,  khach hang Trung Quoc,  Louis Vuitton phot anh 2

Các thương hiệu xa xỉ điêu đứng tại thị trường Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: LightRocket.

LVMH không cho rằng khách hàng Trung Quốc mất đi sự khao khát đối với hàng xa xỉ châu Âu. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến giá trị bất động sản sụt giảm, người tiêu dùng trung lưu xứ tỷ dân không còn muốn chi hàng nghìn USD cho túi hiệu và đồng hồ cao cấp.

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn tại thị trường chiếm phần lớn doanh thu này, các thương hiệu cần cẩn trọng trong mọi động thái. Hành động mất điểm của Louis Vuitton có thể khiến nhãn hàng xa xỉ này gặp nhiều thách thức hơn.

Bộ 3 tỷ phú hàng hiệu mất 58 tỷ USD

3 tỷ phú của ngành hàng xa xỉ, bao gồm Bernard Arnault, Francoise Bettencourt Meyers và Francois Pinault, mất tổng cộng 58 tỷ USD năm nay vì mức tiêu dùng giảm tại Trung Quốc.

Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.

Hermes tinh tao hinh anh

Hermès tỉnh táo

0

Nhờ chiến lược kinh doanh dài hạn thay vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, Hermès đạt tăng trưởng ấn tượng ở quý III dù "cơn bão" suy thoái đang càn quét thị trường hàng xa xỉ.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm