Bà Andrea Mac (sống ở Chicago, Mỹ) đang là chủ một doanh nghiệp, kiếm được 550.000 USD (gần 14 tỷ đồng) vào năm 2023. Dù kiếm được thu nhập khủng, người mẹ không đồng ý, thậm chí là không có ý định, đóng học phí cho con gái lớn hiện là sinh viên năm 2 tại Đại học Iowa (Mỹ). Chia sẻ với Business Insider, bà Mac cho biết bà có 7 lý do để làm như vậy với con gái. |
1. Rèn luyện tính tự chủ, độc lập cho con: Bà Andrea Mac nói rằng nếu phụ huynh quyết định và giám sát mọi thứ - bao gồm lựa chọn trường học, học bổng, kết quả học tập... - trẻ rất dễ trở thành người thụ động trong sự nghiệp học tập của chính mình. Bằng cách không trả tiền học đại học cho con, bà Mac và chồng muốn con làm chủ hành trình học tập một cách trọn vẹn. Điều này có nghĩa là con gái bà sẽ cần đưa ra những quyết định quan trọng, biết cách quản lý tài chính và phải nỗ lực hơn nữa để giành học bổng. |
2. Đảm bảo con hiểu được "đặc quyền" của việc học đại học: Bà Mac và chồng đều cảm thấy việc theo đuổi tấm bằng đại học không phải chuyện học bình thường, mà đó còn là sự lựa chọn và cam kết cho quyết định của bản thân. Khi người trẻ chuyển từ trung học lên đại học, đây là cơ hội hoàn hảo để các bạn đánh giá mọi thứ một cách nghiêm túc, kể cả việc đầu tư thời gian, tiền bạc cho việc học. Người mẹ tin rằng khi con mình chọn học đại học, ý thức làm chủ sẽ thúc đẩy con học tập nghiêm túc hơn, đồng thời khơi dậy cảm giác tự hào và thành tựu. |
3. Đảm bảo tương lai tài chính an toàn: Bà Andrea Mac cho biết bà đã làm việc rất chăm chỉ mới có được điều kiện kinh tế như hiện tại. Khả năng tài chính cũng giúp con bà có được những cơ hội giáo dục tốt nhất. Ngoài con gái lớn đang học đại học, bà Mac còn 3 đứa con khác cũng đang ở tuổi ăn tuổi học nên bà tin rằng việc không chi trả học phí đại học cho con chính là cách phù hợp để đảm bảo vấn đề tài chính của cả gia đình được ổn định. |
4. Chỉ sống trong khả năng: Đối với gia đình bà Mac, sự cẩn trọng về mặt tài chính là giá trị cốt lõi và họ không muốn gánh một khoản nợ khổng lồ chỉ để học đại học. "Chúng tôi tin vào sự ổn định tài chính và tầm quan trọng của việc sống trong khả năng của mình. Quyết định này phù hợp với gia đình tôi vì chúng tôi không muốn nợ nần, chỉ muốn duy trì tình hình tài chính lành mạnh, có ích", người mẹ chia sẻ. |
5. Cân nhắc lợi tức đầu tư: Đối với gia đình bà Mac, giáo dục cũng là một khoản đầu tư nên thường xem xét đến tiềm năng sinh lời khi đầu tư vào việc học của con. Khi học phí đại học ngày càng tăng, bà Mac và chồng bắt đầu cân nhắc liệu số tiền họ chi cho con gái học đại học có thể hoàn vốn và sinh lời hay không. "Chúng tôi đặt câu hỏi về giá trị của việc đầu tư một khoản tiền đáng kể vào giáo dục đại học, đặc biệt là khi mọi người có những con đường khác để thành công mà không phải gánh nợ", người mẹ nêu quan điểm. |
6. Đảm bảo các con được bình đẳng: Bà Mac có 4 đứa con 5-19 tuổi, đều đang ở độ tuổi đi học. Bản thân bà và chồng rất quan tâm đến sự bình đẳng giữa anh chị em trong nhà. Nếu trả học phí đại học cho con gái lớn, người mẹ cũng sẽ phải làm điều tương tự cho 3 đứa con còn lại để duy trì sự công bằng. Tuy nhiên, một vấn đề cam kết học phí này sẽ kéo dài trong nhiều năm và có thể ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ con em theo nhiều cách khác nhau. Do đó, bà Mac không đóng học phí cho con gái lớn để đảm bảo quyết định tài chính của mình không gây ra sự bất bình đẳng giữa các con. |
7. Dạy con tinh thần trách nhiệm: Bằng cách để con tự lo chi phí học đại học, bà Andrea Mac hy vọng có thể truyền cho con tinh thần làm việc mạnh mẽ và biết chịu trách nhiệm cho mọi việc. Quyết định không cho con học phí cũng là để giúp con hiểu được tầm quan trọng của sự chăm chỉ và biết cách đưa ra các quyết định tài chính một cách thận trọng. "Khi trao quyền cho con chịu trách nhiệm về giáo dục và tài chính, chúng tôi cảm thấy mình đang giúp con chuẩn bị cuộc sống độc lập và thành công", người mẹ nói với Business Insider. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.