Đa nhiệm đã trở thành thói quen trong đời sống công việc hiện đại. Ảnh minh họa: Artem Podrez/Pexels. |
Thói quen làm việc đa nhiệm (multitasking) phổ biến trong đời đại ngày nay. Đặc biệt, đối với giới cổ cồn trắng, xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc đã trở thành “chuyện thường ngày”, theo Fast Company.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên mạng lưới Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA), “đa nhiệm” là việc chuyển đổi qua lại cùng lúc nhiều nhiệm vụ cần sự tập trung.
Người lao động có thể cảm thấy đạt hiệu suất khi làm nhiều việc cùng lúc, nhưng thực chất họ đang phân tán sự tập trung cho nhiều đầu công việc cùng lúc, khiến sự minh mẫn giảm đi.
Những tưởng có thể xử lý khối lượng công việc hiệu suất hơn, đa nhiệm lại gây tác hại sức khoẻ khôn lường. Ảnh minh họa: Anna Shvets/Pexels. |
Chỉ số thông minh (IQ) giảm
Trong cuốn sách I, Human của Tiến sĩ Tomas Chamorro-Premuzic, CIO tập đoàn Manpower, giáo sư ngành Tâm lý kinh doanh tại ĐH London và ĐH Columbia, việc nhân sự mất tập trung gây ra thiệt hại lớn về tài chính của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy có tới 60-75% người lao động thừa nhận họ bị xao lãng khi làm việc. Chỉ riêng tại Mỹ, vấn đề này khiến các doanh nghiệp mất tới khoảng 650 tỷ USD, con số cao gấp 15 lần so với chi phí do thay đổi nhân sự hoặc vắng mặt.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra người lao động cần thời gian khởi động lại suy nghĩ khi chuyển đổi giữa các nhiệm vụ.
Điều này tốn tới 40% thời gian làm việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xử lý thông tin của bộ não tương đương mất 10 điểm IQ, có hại đến chỉ số thông minh như việc sử dụng cần sa.
Người lao động thừa nhận họ thường xuyên xao lãng trong các cuộc họp vì bận xử lý đầu việc khác. Ảnh minh họa: Mart Production/Pexels. |
Giải quyết sự bận rộn “ảo tưởng”
Thói quen đa nhiệm đặc biệt phổ biến trong các cuộc họp trực tuyến như Zoom, Teams, Google Meet,…
Điều này lý giải cho vì sao người tham gia cuộc họp luôn tìm cách để “trốn tránh” sự hiện diện, điển hình là tắt camera, sử dụng hình đại diện thay thế hoặc nhờ trí tuệ nhân tạo “họp” giúp.
Theo ông Tomas Chamorro-Premuzic, các cuộc họp tốn khoảng 7-15% ngân sách của công ty, nhưng mang lại hiệu quả không cao. Có khoảng 80% người lao động thừa nhận họ đa nhiệm hoặc xao lãng trong lúc họp. Tình trạng này xuất hiện ở các cuộc họp diễn ra vào buổi sáng, khi mọi người có nhiều năng lượng để giải quyết nhiều công việc cần làm.
Nhiều nhân viên kiệt quệ sức lực, căng thẳng, sa sút trí nhớ vì vừa họp, vừa xử lý các đầu công việc khác.
Tomas Chamorro-premuzic gợi ý các cuộc họp không thường xuyên với thời lượng ngắn có thể hạn chế nhân sự đa nhiệm. Bên cạnh đó, nhân viên không nên tham gia cuộc họp ngay từ đầu nếu không có ý kiến cần trao đổi hoặc sự góp mặt là không cần thiết, tránh tình trạng vừa họp vừa làm công việc khác.
Để xây dựng tính đoàn kết nơi làm việc và cải thiện hiệu suất của nhân viên, Tomas Chamorro-premuzic đề xuất 3 giải pháp dành cho ban lãnh đạo.
Cơ cấu lại các cuộc họp, đảm bảo cuộc họp là cần thiết, có mục tiêu cụ thể và chỉ mời những người trực tiếp liên quan.
Khuyến khích nhân viên có thời gian nghỉ ngơi để giảm tải căng thẳng khi xử lý nhiều công việc, đồng thời đào tạo nhân viên cách quản lý công việc.
Ứng dụng công nghệ, tự động hoá vào các công việc đơn giản để giảm tải khối lượng công việc, sử dụng trí tuệ con người vào các vấn đề phức tạp hơn.
Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.