Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

'Tôi ghét sếp cũ' và 6 câu nói đánh trượt phỏng vấn xin việc tức thì

Trung thực là tính cách được đánh giá cao khi phỏng vấn. Tuy nhiên, bên cạnh trung thực, giao tiếp khéo léo sẽ giúp ứng viên ghi điểm tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Những lỗi phỏng vấn dù nhỏ cũng khiến ứng viên mất cơ hội đậu vị trí công việc muốn ứng tuyển. Ảnh minh họa: Mart Production/Pexels.

Buổi phỏng vấn là khoảng thời gian ngắn để ứng viên thể hiện với phía nhà tuyển dụng. Bên cạnh sự chỉn chu về tác phong, người đi phỏng vấn cũng cần chuẩn bị tốt về giao tiếp để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Với kinh nghiệm 7 năm trong ngành tuyển dụng Jermaine L. Murray, huấn luyện viên nghề nghiệp, người sáng lập công ty huấn luyện nghề nghiệp JuiterHR chỉ ra 7 câu nói cần tránh khi phỏng vấn mà các ứng viên hay mắc phải, theo CNBC.

"Tôi sẽ làm tất cả công việc"

Khi nói rằng “Tôi có thể làm tất cả công việc”, các ứng viên thường muốn thể hiện tinh thần đa nhiệm trong công việc.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ nhà tuyển dụng, điều này cũng có thể hiểu theo hướng ứng viên là người thiếu tập trung trong công việc, hoặc đây là sự tuyệt vọng vì bạn đang rất cần công việc này.

Công ty cần một nhân viên hiểu rõ về bản thân để giúp nhà tuyển dụng sắp xếp vị trí công việc phù hợp, chứ không phải một người “làm cái gì cũng được”.

Tôi đam mê [vị trí công việc cụ thể] và tôi tin rằng mình sẽ thể hiện tốt công việc đó. Ngoài ra, tôi cũng sẵn sàng đảm nhận những vai trò khác trong khả năng của mình”, Jermaine L. Murray gợi ý cách bày tỏ khác thuyết phục hơn.

Luu y phong van anh 1

Hãy tự chuẩn bị trước cho các câu hỏi phỏng vấn thông thường như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để trả lời tự tin hơn. Ảnh minh họa: Anna Shvets/Pexels.

"Công ty này làm về lĩnh vực gì?"

Dù đó là công ty đã liên hệ mời bạn phỏng vấn, việc nghiên cứu trước các thông tin về công ty là điều tối thiểu bạn cần chuẩn bị. Đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng đối với công ty cũng như người tuyển dụng.

Nếu bạn không có đủ thông tin trước đó về công ty, Jermaine L. Murray hướng dẫn cách đặt câu hỏi: “Theo tôi được biết, công ty của bạn tập trung vào [lĩnh vực mà bạn đã biết]. Bạn có thể chia sẻ thêm về các sáng kiến gần đây ở [bộ phận cụ thể] không?

“Tôi không có điểm yếu nào”

Ứng viên có thể mất điểm trước câu nói thể hiện sự thiếu nhận thức về bản thân mình như trên. Không ai muốn tuyển một nhân viên cho rằng bản thân mình hoàn hảo, những người như vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nhân sự khác trong công ty.

Bày tỏ điểm yếu đồng thời chia sẻ thêm việc bạn muốn khắc phục nó là cách giao tiếp khéo hơn khi phỏng vấn: “Khó khăn mà tôi gặp phải là [điểm yếu cụ thể], nhưng tôi đang tích cực giải quyết nó bằng [chiến lược/biện pháp].”

Luu y phong van anh 2

Ứng viên nên chuẩn bị thông tin về công ty và vị trí làm việc để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ảnh minh họa: Rdne Stock Project/Pexels.

“Tôi ghét sếp của mình”

Việc có một người sếp độc hại là điều có thể thông cảm. Tuy nhiên, nếu bày tỏ thái độ tiêu cực với sếp cũ trong buổi phỏng vấn sẽ thể hiện bạn là người không có khả năng quản lý xung đột nội bộ và bị đánh giá thấp trong việc xây dựng mối quan hệ nơi làm việc.

Thay vào đó, hãy nói: “Tôi có những bất đồng quan điểm với cấp trên trước đây, nhưng qua đó tôi cũng có được nhiều kinh nghiệm về cách giao tiếp và làm việc nhóm”.

“Tôi không biết”

Sự trung thực là điều được đánh giá cao khi phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ thẳng thắn những vấn đề bạn không biết.

Tuy nhiên, để thể hiện bản thân có tính cầu tiến và tinh thần học hỏi, hãy nói: “Đó là điều tôi quan tâm và muốn tìm hiểu thêm. Dựa trên những gì tôi biết, tôi sẽ nghiên cứu thêm bằng cách…”

“Hãy đọc lại hồ sơ ứng tuyển của tôi”

Dù bạn đã cung cấp một số thông tin trong hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng vẫn có thể hỏi lại. Thay vì nhắc người phỏng vấn rằng bạn đã viết thông tin đó trong hồ sơ rồi, hãy tận dụng câu hỏi của nhà tuyển dụng để chia sẻ thêm về bản thân một cách có chiều sâu hơn.

Luu y phong van anh 3
Chuẩn bị một số câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng để thể hiện sự quan tâm đối với công ty cũng là một cách để ghi điểm. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Jermaine L. Murray gợi ý cách trả lời: “Chi tiết này tôi đã viết trong hồ sơ ứng tuyển gửi công ty rồi. Nhưng để giải thích rõ hơn [cung cấp thông tin chi tiết hơn]”.

Trung thực là tính cách được đánh giá cao khi phỏng vấn. Tuy nhiên, bên cạnh trung thực, giao tiếp khéo léo có thẻ khiến ứng viên ghi điểm tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

“Khi nào tôi có thể nhận lương?”

Không phủ nhận tiền lương là vấn đề quan trọng cần phải trao đổi. Nhưng thay vì đặt câu hỏi quá trung thực như vậy có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người có mối quan tâm duy nhất là về tiền.

Thay vào đó, hãy hỏi: “Sau khi trao đổi chi tiết về vị trí công việc, tôi hy vọng chúng ta có thể thỏa thuận về mức thù lao của công việc này”.

Văn phòng dần thiếu tiếng cười và những lời nói xấu

Nhiều văn phòng không còn rôm rả như xưa khi đa số nhân viên yêu cầu sự riêng tư. Họ chuyển sang độc chiếm những chiếc bàn riêng, ngồi cách xa đồng nghiệp.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm