Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nên chườm nóng hay chườm lạnh khi bị chấn thương?

Chấn thương là điều không thể tránh khỏi trong khi tập thể thao, kể cả chạy bộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào nên chườm nóng hay lạnh để giảm đau và phục hồi nhanh.

Nhiều vết thương có thể được điều trị tại nhà bằng liệu pháp (chườm) nóng hoặc lạnh, nhưng bạn cần biết khi nào nên dùng. Ảnh: Pexels.

Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay đã chạy lâu dài, thậm chí là vận động viên, bạn đều cần nghỉ ngơi và phục hồi định kỳ sau khi tập luyện. Khi chúng ta chạy bộ, chân phải chịu tải trọng liên tục và trong quá trình đó, những vết rách cực nhỏ được tạo ra trong cơ.

Khi không đủ khả năng phục hồi, chúng ta có thể bị thương theo thời gian. Chúng được gọi là chấn thương mạn tính vì xảy ra do sử dụng quá mức. Mặt khác, chấn thương cấp tính là tình trạng xảy ra đột ngột.

Nhiều vết thương có thể được điều trị tại nhà bằng liệu pháp (chườm) nóng hoặc lạnh hoặc cả hai. Bạn có thể tăng tốc độ phục hồi nếu biết khi nào nên sử dụng 2 liệu pháp này.

Chườm lạnh

Theo Runner's World, điều trị bằng liệu pháp lạnh được sử dụng trong trường hợp chấn thương cấp tính. Đây là chấn thương xảy ra trong vòng 48 giờ. Nó thường xảy ra đột ngột và có thể phát sinh do ngã, va chạm hoặc một số dạng chấn thương ở bộ phận bị ảnh hưởng.

Do bị ngã hoặc va chạm như vậy, bạn có thể bị bong gân (chấn thương dây chằng nối hai xương) hoặc căng cơ (chấn thương cơ hoặc gân, nơi gắn cơ với xương).

Nước đá được sử dụng để điều trị các vết thương cấp tính dẫn đến viêm và sưng tấy. Tốt nhất nên chườm đá trong vòng 48 giờ kể từ khi vết thương xảy ra.

Liệu pháp này hoạt động bằng cách làm co mạch máu và giảm lượng máu cung cấp đến vùng bị ảnh hưởng. Điều này làm giảm sưng và viêm. Nó cũng làm tê tạm thời vùng bị thương và làm giảm hoạt động thần kinh, dẫn đến giảm đau.

- Cách thực hiện

Sử dụng túi nước đá trên phần bị ảnh hưởng và giữ im tại chỗ trong 10-15 phút, nhưng không bao giờ quá 20 phút mỗi lần. Túi nước đá để giảm sưng tấy giúp vùng bị ảnh hưởng không bị tê cóng.

Nếu túi nước đá đóng băng quá lạnh, bạn nên đặt một miếng vải mỏng phía dưới để tránh bị bỏng da. Bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị này 3-4 lần/ngày.

- Khi nào không nên chườm lạnh?

Lưu ý là không nên sử dụng liệu pháp chườm lạnh trong trường hợp bạn bị rối loạn thần kinh (như bệnh tiểu đường), vì sẽ giảm độ nhạy cảm với nhiệt độ hoặc các khớp và cơ bị cứng. Liệu pháp này cũng không được khuyến khích nếu bạn bị bệnh tim hoặc huyết áp cao.

Chuom nong hay lanh anh 1

Chườm lạnh có tác dụng giảm đau, sưng hay viêm cho các vết thương cấp tính. Ảnh: Verywellfit.

Chườm nóng

Liệu pháp nhiệt này được sử dụng trong trường hợp chấn thương mạn tính, dẫn đến đau hoặc cứng cơ và khớp.

Chấn thương mạn tính khác với cấp tính ở chỗ chúng phát triển chậm theo thời gian và do sử dụng quá mức. Chườm nóng để giảm đau hoạt động bằng cách làm giãn mạch máu và tăng nhiệt độ, nhờ đó tăng lưu lượng máu đến khu vực bị thương.

Nhiệt độ tăng sẽ giúp cơ giãn nở và tăng tính linh hoạt, cơ bắp được thư giãn và dịu cơn đau.

- Cách thực hiện

Sử dụng miếng đệm sưởi hoặc khăn ướt nóng. Chườm túi nóng để giảm đau trong 10-15 phút và không quá 20 phút mỗi lần.

Theo Johns Hopskin Medicine, đảm bảo bảo vệ mọi loại thiết bị đệm sưởi không tiếp xúc trực tiếp với da và kiểm tra nhiệt độ của đệm sưởi để không bị bỏng vì nó có thể được làm nóng đến các mức khác nhau.

Ngoài ra, liệu pháp nhiệt cũng có thể được áp dụng cục bộ bằng cách sử dụng miếng đệm nóng hoặc toàn bộ cơ thể bằng cách sử dụng bồn nước ấm hoặc phòng tắm hơi. Loại thứ hai này được sử dụng khi có cảm giác đau nhức ở những vùng rộng hơn trên cơ thể.

- Khi nào không nên chườm nóng?

Theo nguyên tắc chung, tránh chườm nóng đối với các vết thương gần đây hoặc cấp tính vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm và làm chậm quá trình hồi phục.

Ngoài ra, liệu pháp nóng và lạnh xen kẽ có thể giúp cải thiện khả năng phục hồi và phạm vi chuyển động. Nó đặc biệt có lợi khi chỉ chườm nóng hoặc chườm đá không có tác dụng.

Chữa lành bằng sách

Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:

Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.

Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Chứng bệnh khiến ngôi sao quần vợt phải giải nghệ ở tuổi 27

Anett Kontaveit, tay vợt từng đứng thứ hai thế giới, đã thông báo phải giải nghệ vì một chấn thương ở lưng.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm