Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau một tuần ăn lòng lợn, người đàn ông nguy kịch

Người đàn ông được đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng nguy kịch, phải đặt nội khí quản, duy trì vận mạch, sau đó chuyển khẩn cấp tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Ông T.V.L. (49 tuổi, trú tại Thái Bình) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng ban xuất huyết hoại tử vùng mặt lan nhanh toàn thân và tập trung chủ yếu ở hai chân, hai tay.

Trước đó, rạng sáng 13/4, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, liên tục đi ngoài phân lỏng có mùi tanh. Cơ thể mệt lả, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh. Ông được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, phải đặt nội khí quản, duy trì vận mạch, sau đó chuyển khẩn cấp lên tuyến trên.

Tại khoa Hồi sức tích cực, người đàn ông này được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn ở người (Streptococcus suis) - loại vi khuẩn nguy hiểm có thể lây từ lợn sang người qua thực phẩm chưa nấu chín hoặc qua vết thương hở.

Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể liên quan việc ông đã ăn lòng lợn khoảng một tuần trước đó.

an long lon anh 1

Tình trạng của ông L. vẫn rất nặng, tiên lượng xấu, nguy cơ không qua khỏi cao. Ảnh: BVCC.

Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, cho biết bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh, hồi sức dịch, thở máy, lọc máu và truyền các chế phẩm máu cần thiết (khối tiểu cầu, huyết tương tươi). Tuy nhiên, tình trạng của ông L. vẫn rất nặng, tiên lượng xấu, nguy cơ không qua khỏi cao.

Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề như điếc, tổn thương thần kinh hoặc suy đa tạng.

Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ không qua khỏi do nhiễm liên cầu khuẩn lợn ở người.

Để phòng ngừa, bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn tiết canh, lòng lợn hay bất kỳ sản phẩm nào từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ. Khi mua thịt, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh thịt có màu sắc bất thường, dấu hiệu phù nề hoặc xuất huyết.

Người tham gia mổ, chế biến thịt lợn cần đeo găng tay, khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc. Nếu có vết thương hở ở tay chân, cần băng kín bằng gạc không thấm nước trước khi xử lý thực phẩm sống.

Ngoài ra, với đồ ăn sẵn mua ngoài hàng, người dân nên trần lại bằng nước sôi hoặc nấu kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm. Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

3 bệnh viện trung ương sẵn sàng trực lễ 30/4, có đội cấp cứu VIP

Đại diện Bệnh viện Quân y 175 cho biết đơn vị có khả năng thiết lập bệnh viện dã chiến trong vòng 30 phút nếu có tình huống khẩn cấp xảy ra trong dịp lễ 30/4.

Bác sĩ chỉ cách ăn trứng an toàn khi bị mỡ máu, huyết áp

Bác sĩ chia sẻ những quan điểm mới trong nghiên cứu về trứng đối với mọi người, nhất là nhóm có nguy cơ tim mạch như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp.

Số ca sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng

CDC Hà Nội nhận định số ca sởi chưa có dấu hiệu giảm. Dự báo, số ca sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt ở nhóm trẻ trên 6 tuổi. 

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm