Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người vợ trong vụ cả nhà nhập viện nghi do ăn nấm độc đã tử vong

Theo chia sẻ của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), đây là thành viên tử vong thứ 2 trong gia đình 3 người phải nhập viện nghi do ăn nấm độc.

Một thành viên gia đình bị ngộ độc nấm được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BVCC.

Chiều 12/6, Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận với Tri thức trực tuyến người vợ trong vụ gia đình 3 người ở Tây Ninh phải nhập viện nghi do ăn nấm độc đã tử vong.

Trước đó, ngày 6/6, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, rối loạn chức năng gan diễn tiến xấu. Chị được điều trị tích cực với lọc máu nhưng có tiên lượng dè dặt.

Sau 3 ngày điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh nhân được gia đình xin đưa về và mất tại nhà.

Trước đó, ngay trong ngày nhập viện, chồng chị đã tử vong tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong quá trình chuyển viện, anh bị khó thở, suy hô hấp, được đặt nội khí quản, bóp bóng nhưng vẫn không qua khỏi

Trường hợp nghi bị ngộ độc nấm còn lại là người con gái 17 tuổi. Em nhập viện và điều trị cùng mẹ tại khoa Bệnh nhiệt đới trong tình trạng suy gan gấp, men gan tăng cao, rối loạn đông máu. Hiện, bệnh nhân có tiến triển tốt hơn và đã về nhà lo hậu sự cho mẹ.

Trước đó, cách thời điểm nhập viện khoảng 3-4 ngày, gia đình này hái nấm, xào với mướp để ăn.

Người chồng ăn nhiều nhất, khoảng một nửa món ăn. Sau 8-12 giờ ăn, lần lượt 3 người có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, tiêu lỏng rất nhiều, mức độ ngày càng nặng hơn. Người chồng đã tự mua thuốc không rõ loại về uống nhưng không khỏi.

Tình trạng ngày càng nặng, cả gia đình được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cấp cứu trong tình trạng mệt, nôn ói, khó thở, sau đó tiếp tục chuyển lên TP.HCM vào ngày 6/6.

Qua trường hợp này, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi sử dụng nấm mọc hoang. Nhầm lẫn phổ biến nhất là không phân biệt được nấm ăn và nấm độc.

Những độc tố khác nhau trong nấm có thể ảnh hưởng các hệ cơ quan, có thể bị ảo giác hoặc rối loạn tri giác, suy thận, rối loạn chức năng gan…

Triệu chứng ngộ độc nấm có thể khởi phát rất nhanh trong vài giờ đầu sau khi ăn nhưng cũng có thể kéo dài sau 8-12 giờ. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của nhóm tác giả Michael CrupainMichael RoizenTed Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Thời điểm nào tốt nhất để cai sữa cho bé?

Cai sữa là thời điểm trẻ có thể ngừng bú mẹ và sẵn sàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ những nguồn bên ngoài, chẳng hạn sữa bình, ăn dặm.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm