Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhạc sĩ Bảo Chấn tái xuất trong đêm nhạc hoài niệm Sài Gòn xưa

"Không biết đây là bắt đầu hay kết thúc", nhạc sĩ "Bên em là biển rộng" nói khi phóng viên hỏi liệu đêm nhạc "Góc ký ức" vào tối 19/12 có đánh dấu sự trở lại của ông.

Đêm nhạc "Góc ký ức" do nhạc sĩ Bảo Chấn phụ trách toàn bộ phần hòa âm sẽ diễn ra tại Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM (Quận 3) vào tối 19/12.

Sáng 19/12, vị nhạc sĩ bậc thầy của Việt Nam có buổi gặp gỡ báo chí cùng người học trò, nhạc sĩ Thế Vinh để giới thiệu đêm nhạc.

Góc ký ức của Sài Gòn và của Bảo Chấn

Đây là lần hiếm hoi vị nhạc sĩ nổi tiếng nhận lời làm nhạc cho một buổi biểu diễn sau nhiều năm "ở ẩn". Gần đây nhất, ông chỉ góp măt trong hai đêm nhạc: đêm "Bình yên" năm 2013 và đêm "Dấu ấn" năm 2014 đều tại TP.HCM.

Còn trong "Góc ký ức", Bảo Chấn sẽ mang đến không khí Sài Gòn xưa và nay cùng âm nhạc của Phạm Duy, Lam Phương, Vũ Thành An, Hoài Linh... và đặc biệt là chùm ca khúc của một nhạc sĩ mới, là học trò của ông: Thế Vinh.

nhac si bao chan tai xuat anh 1
Nhạc sĩ Bảo Chấn và người bạn, người học trò - nhạc sĩ Thế Vinh. Ảnh: Duy Hậu.

Từ sau vụ tranh cãi đạo nhạc Tình thôi xót xa năm 2004 và đặc biệt là sau khi nhạc sĩ Bảo Phúc (em trai của Bảo Chấn) qua đời, Bảo Chấn hầu như ngừng công bố sáng tác mới. Được coi là nhạc sĩ kiêm nhà hòa âm bậc thầy của nền âm nhạc đương đại Việt Nam, sự rút lui đó được giới nghệ sĩ thân thiết và mến mộ ông coi là một tổn thất lớn.

Trong chương trình "Góc ký ức", Bảo Chấn cũng không đưa vào bất cứ ca khúc nào của bản thân mà nhường sân khấu cho những ca khúc đầy hoài niệm về Sài Gòn, về miền Nam một thuở.

Đó là những bài hát được coi là tuyệt phẩm như Bản tango cuối cùng (Lam Phương), Mộng dưới hoa (nhạc Phạm Đình Chương, thơ Đinh Hùng), Bao giờ biết tương tư (nhạc Ngọc Chánh, thơ Phạm Duy), Khúc thụy du (nhạc Anh Bằng, thơ Du Tử Lê), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Bài không tên cuối cùng (Vũ Thành An), Về đâu mái tóc người thương (Hoài Linh), Ghen (Trọng Khương - Ngọc Bảo)...

Và các ca sĩ cũng là những gương mặt được Bảo Chấn chọn mặt gửi vàng: từ hai tên tuổi của Sài Gòn xưa là danh ca Phương Dung và danh ca Họa Mi đến những giọng ca của thời nay như Hồ Trung Dũng, Võ Hạ Trâm và Trọng Bắc.

Giữa Sài Gòn mùa đông không lạnh, Bảo Chấn cùng các bạn bè đồng nghiệp của ông muốn mang đến một đêm nhạc gợi hoài niệm về những ngày cũ buồn và đẹp, giữa bộn bề xáo trộn của các giá trị cũ và mới.

Tái xuất làm nhạc vì tình thầy trò

Trong những năm qua, Bảo Chấn từ chối rất nhiều lời mời làm nhạc cho các đêm diễn lớn nhỏ. Nhưng ông vẫn sống trong âm nhạc, thường xuyên giao lưu truyền nghề cho các nghệ sĩ thế hệ sau. Thế Vinh là một trong những người bạn, người em của Bảo Chấn, người gọi ông là "thầy" một cách đầy kính trọng.

Nhạc sĩ Thế Vinh sinh năm 1967 tại Nha Trang. Anh học nhạc từ năm 9 tuổi nhưng đến tận năm 41 tuổi mới học saxophone, năm 43 tuổi mới bắt đầu sáng tác nhạc. Đến nay, anh có khoảng 20 ca khúc. MC Minh Đức gọi đùa anh là "nhạc sĩ trẻ".

nhac si bao chan tai xuat anh 2
Ban nhạc đang luyện tập cho đêm "Góc ký ức" vào tối 19/12 tới. Ảnh: Duy Hậu.

Chính lời mời tha thiết của người học trò giàu đam mê đã khiến Bảo Chấn gật đầu làm hòa âm cho đêm nhạc "Góc ký ức". Thế Vinh đến với âm nhạc khá muộn, khi gần vào tuổi trung niên nhưng sự say mê của anh đã khiến Bảo Chấn xúc động và muốn góp phần đưa những sáng tác mới của người học trò đến với công chúng.

Gu nhạc của Thế Vinh hướng về sự xưa cũ. Đó là các nhạc phẩm Jazz cho đêm đông do chính nhạc sĩ trình diễn cũng ban nhạc tám cây kèn hàng đầu Sài Gòn. Các nhạc phẩm mang tên: Quê hương cát trắng, Cố quên người thôi, Phòng trà vắng khách, Lâu đài cát, Vết xăm tình đầu, Tiễn người vu quy...

"Đó là những sáng tác mới theo phong cách xưa, điều mà thời nay không còn nhiều người làm, vì thường khán giả vẫn nghe những ca khúc xưa hoặc âm nhạc mới hẳn", MC Nguyễn Minh Đức nhận xét về âm nhạc Thế Vinh trong buổi gặp gỡ báo chí sáng 12/12, "Nhưng những sáng tác của Thế Vinh vẫn có giá trị riêng và cần được giới thiệu với khán giả".

Lặng nghe một thời đã mất

Buổi chiều tháng Tư, nhạc sĩ Bảo Chấn ngó mông lung ra đường, chép miệng: “Mới còn hẹn nhau ngồi cà phê, vậy mà chưa gặp, ảnh đã đi”.

Mi Ly

Ảnh: Duy Hậu

Bạn có thể quan tâm