Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những món ngon từ gia vị núi rừng

Trong vòng sơ kết miền Trung cuộc thi Chiếc thìa vàng, các đội thi đã đem đến những gia vị độc đáo, từ đó chế biến nên món ăn đậm vị quê hương.

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 1
Từ vùng núi cao của mảnh đất Kon Tum, đầu bếp Nguyễn Đức Hoàng lựa chọn hơn 30 loại lá rừng và gia vị để chế biến món ăn. Nổi bật trong đó là hạt ươi, một thứ gia vị quý bởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Anh còn đem đến hạt muối được hái và phơi khô tròn một năm, giúp món ăn lạ miệng với vị chua mặn tự nhiên.

 

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 2
 Đội thi Quán 79 Gia Bảo khéo léo kết hợp 5 loại lá rừng trong món cá chạch gai cuộn lá lốt rừng sốt hạt muối. Rau ngũ vị giúp tôn món cá, đem đến hương vị núi rừng đặc trưng.

 

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 3
Mì quảng cuốn vịt nướng hạt dổi, chả ốc hương gói lá vông dùng kèm sốt lá gừng là hai trong những món khai vị ấn tượng của vòng sơ kết miền Trung. Ông Lý Sanh, chủ tịch Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, nhận xét đây là món ăn khai thác đúng chủ đề và kết hợp hài hòa hương vị địa phương.

 

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 4
Lá sương sâm mọc dại trên rừng được người dân địa phương yêu thích và sử dụng để làm món giải khát tự nhiên. Chỉ cần xay nhuyễn và vắt lấy nước, sau một thời gian nhất định, nước lá sẽ tự đông cứng như món rau câu thường thấy. Kết hợp với quả nhãn lồng, món tráng miệng đem đến hương vị mới lạ khi thưởng thức.

 

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 5
Trứng kiến vàng là món ăn yêu thích chứa nhiều dinh dưỡng của người dân tộc sinh sống tại Gia Lai. Đầu bếp Trịnh Xuân Kỷ đã dùng thứ nguyên liệu mới mẻ này biến tấu thành 3 món khai vị.

 

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 6
Đầu bếp đạt giải nhì sơ kết miền Trung, khu vực Tây Nguyên khiến ban giám khảo chuyên môn hài lòng với món cừu hầm tiêu Đắk Lắk dùng kèm cơm pồi và rau vườn. Cơm pồi là món truyền thống của người dân tộc Chứt ở Quảng Bình, được nấu từ ngô xay nhuyễn, cơm nếp và sắn (khoai mì).

 

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 7
 Cau rừng là loại cây có nhiều công dụng với người dân tộc thiểu số tại Kon Tum, lá dùng đan lát, hạt xâu thành vòng còn củ thì đem chế biến món ăn. Khéo léo sáng tạo với món gà làng, mì quảng, các đầu bếp được giám khảo đánh giá cao vì tôn vinh hương vị núi rừng.

 

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 8
Trong 140 phút thi đấu, các đầu bếp đến từ 4 tỉnh Tây Nguyên đã trình diễn kỹ thuật khéo léo với những nguyên liệu đặc trưng của mảnh đất quê hương. Món canh cá lăng lá bét, đọt mây, cà gai hội tụ nhiều loại lá, quả rừng khác lạ của Đắk Lắk.

 

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 9
Món chè sương sâm hạt đát kết hợp nhiều loại trái cây đặc trưng của từng vùng miền như lá sâm, hạt đác Tây Nguyên; đường phèn; rễ tranh; đào Sa Pa; dâu Đà Lạt; táo miền Nam… Món tráng miệng khiến nghệ nhân ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh thốt lên rằng: “Tôi bị choáng ngợp vì sự phá cách trong trình bày của các bạn, món ăn này đã khoe được tất cả màu sắc đẹp của nguyên liệu, vị thơm ngon”.

 

so ket Chiec Thia Vang 2016 mien trung anh 10
Với sự đa dạng và độc đáo của nguyên liệu, vòng sơ kết miền Trung đã phát hiện thêm nhiều gia vị mới trong hành trình tôn vinh ẩm thực Việt Nam.

 

Chiếc thìa vàng là cuộc thi do Công ty Minh Long I tổ chức. Mùa thứ 4 với chủ đề “Hương vị quê nhà - Hành trình gia vị Việt” tiếp tục khám phá những gia vị mới lạ, tìm kiếm và tôn vinh món ngon, đầu bếp tài năng.

Trước đó vào ngày 7, 9 và 10/6, vòng sơ tuyển khu vực phía Nam đã diễn ra tại TP HCM với sự tranh tài của 41 đội thi, giành 20 tấm vé vào vòng bán kết. Sau buổi thi đầu tiên này, vòng sơ tuyển khu vực miền Trung sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 4/8 với sự tranh tài của 32 đội thi đến từ Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Giang Hoàng Nhơn

Ảnh: Ngọc Minh

Bạn có thể quan tâm