Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên. Ảnh: Rawpressery. |
Vào mùa hè, nước mía là thức uống giải khát phổ biến. Tuy nhiên vẫn có những "đại kỵ" khi uống nước mía nếu bạn uống sai cách. Dưới đây là những tác hại của nước mía nếu uống không đúng cách.
4 nhóm người uống nước mía có thể gây hại cho sức khỏe
Không được uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc
Chất policosanol trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, nếu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu, bạn không nên uống nước mía. Các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng không được uống nước mía thường xuyên
Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng không nên sử dụng nước mía thường xuyên. Cũng vì hàm lượng đường cao, uống quá nhiều nước mía dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng.
Không uống nước mía khi muốn giảm cân
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân và người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.
Nước mía cực tốt nhưng sẽ cực độc với 4 nhóm người. Ảnh: VTC News. |
Không dùng nhiều khi mang thai
Để giảm cảm giác nghén, nhiều bà bầu thường chọn mía làm món ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường.
Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Những lưu ý khi uống nước mía
Uống nước mía để lâu trong tủ lạnh
Nhiều người mua nước mía về nhưng chưa uống ngay mà cất đi hoặc để quên trong tủ lạnh cho mát. Việc bạn bảo quản nước mía quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Nguyên nhân là nước mía để quá lâu trong tủ lạnh hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp, trở thành môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, dễ gây tiêu chảy ngộ độc thực phẩm cho bạn.
Dễ bị nhiễm khuẩn
Khâu vệ sinh cây mía, máy ép, cốc đựng thường không đảm bảo vệ sinh, nên nước mía có thể dễ dàng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Không tốt khi uống với thuốc
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu, bạn không nên uống nước mía. Các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Trên đây là tác hại của nước mía với một số nhóm người. Hãy cẩn trọng khi uống nước mía trong mùa hè.
Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Zing giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.