Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phân biệt hen suyễn và bệnh COPD

Hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là hai bệnh lý hô hấp thường dễ bị nhầm lẫn bởi có nhiều triệu chứng tương đối giống nhau.

Hen suyễn và bệnh COPD thường bị nhầm lẫn do có nhiều triệu chứng tương tự. Ảnh: Shutterstock.

Hen suyễn là tình trạng đường dẫn khí trong phổi bị viêm và gây ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của các đầu dây thần kinh, khiến chúng dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài như khói, bụi và khí độc.

Trong khi đó, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng đặc trưng bởi sự tắc nghẽn mạn tính của luồng khí trong phổi gây cản trở quá trình hô hấp bình thường và không thể hồi phục hoàn toàn.

Cả hai bệnh này có nhiều triệu chứng chung như tức ngực, ho mạn tính, hụt hơi, thở khò khè. Các triệu chứng giống nhau khiến việc phân loại 2 bệnh lý này gặp khó khăn, đôi khi nhầm lẫn.

Dưới đây là một số điểm khác biệt để nhận biết 2 căn bệnh này.

Triệu chứng khác nhau

Theo Health Shots, bản chất của hen suyễn và COPD là khác nhau, vì vậy chúng vẫn có một số triệu chứng khác nhau:

- Khi bị hen suyễn, nhịp thở có thể trở lại bình thường giữa các cơn. Tuy nhiên, COPD khiến nhịp thở khó có thể trở lại bình thường.

- Các triệu chứng của COPD xảy ra hàng ngày, hiếm khi biến mất và có xu hướng tiến triển nghiêm trọng. Trong khi đó, bệnh nhân hen suyễn có các triệu chứng không liên tục, các đợt cấp có xu hướng giảm dần cho đến khi được kiểm soát.

- COPD gây tiết chất nhầy và đờm nhiều hơn hen suyễn.

- Bệnh COPD thường đi kèm với tình trạng ho mạn tính kéo dài.

- Móng tay hoặc môi của các bệnh nhân bị COPD thường có màu xanh hoặc tím tái.

Nguyên nhân gây bệnh

Lý do khiến một người mắc bệnh hen suyễn thường là các yếu tố môi trường và di truyền bao gồm:

  • Phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, lông thú cưng
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Hoạt động thể chất
  • Không khí lạnh
  • Khói
  • Một số loại thuốc (như thuốc chẹn beta và aspirin)
  • Căng thẳng
  • Sulfite và chất bảo quản được thêm vào một số loại thực phẩm và đồ uống
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Trong khi đó, một số nguyên nhân gây ra COPD được biết đến là hút thuốc và tiếp xúc với khí độc phát ra từ việc đốt nhiên liệu để nấu ăn và sưởi ấm.

Vì khói từ cả hai trường hợp này gây kích ứng phổi, nó gây hại cho các ống phế quản và túi khí. Điều này khiến các cấu trúc này mất đi độ đàn hồi tự nhiên và giãn nở quá mức, khiến không khí bị kẹt trong phổi khi một người thở ra. Trong một số trường hợp hiếm gặp, COPD cũng có thể do rối loạn di truyền.

Đối tượng mắc bệnh

Theo Very Well Health, hen suyễn gặp ở mọi lứa tuổi, thường khởi phát trước 20 tuổi. Những người hút thuốc lá, béo phì, có tiền sử gia đình bị hen hoặc dị ứng thường dễ mắc bệnh hơn người khác.

Ngược lại, COPD thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi, đặc biệt 50-74 tuổi. Những người đã hoặc đang hút thuốc, có tiền sử bị hen suyễn nặng hoặc tiền sử gia đình mắc COPD sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Đặc biệt, những người tiếp xúc lâu với các chất kích ứng có trong không khí như chất thải công nghiệp và khói thuốc cũng có thể mắc COPD.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Kẹo rau củ Kera bị phạt: Thu hồi thế nào, ai giám sát?

Việc xử phạt chỉ là bước đầu, điều quan trọng hơn là quy trình thu hồi và giám sát. Đây không chỉ là vấn đề của cá nhân hay tổ chức, mà đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ từ cả hệ thống.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm