Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phi công đã cố gắng hết sức nhưng chuyến bay nhật thực không như mơ

Bất chấp nỗ lực hết mình của phi công, chuyến bay nhật thực của Delta Air Lines không mang đến cái nhìn toàn cảnh như mong đợi cho hành khách.

Khi những người quan sát bầu trời tập trung khắp Bắc Mỹ hôm 8/4 để đón nhật thực toàn phần, một chiếc máy bay chở đầy hành khách của hãng hàng không Delta Air Lines (Mỹ) hy vọng có được góc ngắm nhật thực độc đáo trên các đám mây.

Nhưng mặc cho các phi công trên chặng bay từ Dallas đến Detroit nỗ lực thế nào, những người có mặt trên máy bay khi ấy đều khó nắm bắt toàn cảnh nhật thực.

Trước sự kiện thiên văn hiếm có, nhiều hãng hàng không như Delta, United, Southwest, Alaska... đã công bố hơn 20 chuyến bay mang lại cơ hội tốt nhất để quan sát nhật thực toàn phần, song không đưa ra bất kỳ lời hứa nào.

"Kế hoạch chuyến bay của Delta được thiết kế để tối đa hóa thời gian trong đường đi của nhật thực toàn phần, nhưng điều này có thể thay đổi do các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát như thời tiết, điều khiển không lưu...", hãng hàng không cảnh báo.

Delta vận hành 2 chuyến bay nhật thực chuyên dụng từ Texas hôm 8/4, bao gồm một chuyến từ Austin. Trên chuyến bay từ Austin đến Detroit, một cặp đôi mặc áo sơ mi nhật thực đã đính hôn sau khi đi qua hiện tượng nhật thực toàn phần. Catherine Morrow, người phát ngôn của Delta và có mặt trên chuyến bay hôm ấy nhớ lại cảnh mọi người vỗ tay, hò reo để chúc phúc cho cặp đôi. Cơ trưởng thậm chí hỏi vọng ra từ buồng lái về kết quả của buổi lễ.

Sân bay ở Dallas tưng bừng như lễ hội vào sáng 8/4. Hành khách đi bộ dưới vòm bóng bay có chủ đề bầu trời để lên máy bay, sau đó nhận kính từ đại diện hãng hàng không và chụp ảnh kỷ niệm cùng nhau.

Tại đây còn có xuất hiện của "người bạn bốn chân" là chú chó giống Yorkie tên Delilah. “Sao có thể bỏ lỡ lần đầu xem nhật thực của Delilah?", luật sư Alan Goldberg (70 tuổi, sống ở thành phố New York và Florida) cho biết. Ngày 8/4 trùng hợp là sinh nhật lần thứ 2 của chú chó.

Hành khách khác là Thomas Iwinski, một nhà khí tượng học 34 tuổi đến từ Detroit, mô tả tâm trạng trước chuyến bay bằng các tính từ "ngất ngây, vui tươi và phấn chấn". Iwinski từng thuê một ngôi nhà ở Tennessee để quan sát nhật thực năm 2017 nhưng lần này không muốn bỏ lỡ cơ hội lên mây.

“Đây chắc chắn là điều mà tôi chưa từng trải qua”, anh nói.

Trước khi máy bay di chuyển đến nhật thực toàn phần kéo dài gần 5 phút, toàn bộ đèn mờ đi và bầu trời bên ngoài ngày càng tối hơn. Các tiếp viên hàng không và phi công đã đưa ra một vài lời cảnh báo. Màn hình sau ghế chiếu khung cảnh ở những nơi khác dọc theo con đường nhật thực toàn phần, bao gồm Mexico, Texas và Indianapolis.

Hành khách còn được nhận một túi quà tặng bao gồm Sun Chips “nhật thực”, Bánh Mặt Trăng, kính mắt nhật thực, tất và mũ mang nhãn hiệu Delta có nội dung “leo lên vũ trụ”.

Nhớ lại thời điểm ấy, hành khách chen chúc nhau gần cửa sổ khi máy bay thực hiện nhiều vòng xoay, song vẫn khó quan sát nhiều thứ nếu không nghển cổ. Cùng lúc đó, câu hỏi "Bạn có thấy nó không?" vang lên khắp khoang máy bay.

Anh Kyle Carter (40 tuổi, một ông bố nội trợ và là phi công tư nhân đến từ Orlando) cho biết mình không thấy gì nhiều xuyên suốt chuyến bay nhưng vẫn hài vòng với trải nghiệm đáng nhớ này.

"Điều tôi muốn thấy hơn cả nhật thực chỉ là cảnh tượng bóng tối lao về phía chúng tôi từ đằng sau. Và tôi đã thấy điều đó", anh hào hứng bày tỏ.

Luật sư Scot Kees và con gái 8 tuổi tên Gabrielle đến từ Atlanta cũng có mặt trên chuyến bay. Cả hai đã thấy "một phần nhỏ" của nhật thực. "Dù chúng tôi không chiêm ngưỡng toàn bộ nhật thực, đây là một trải nghiệm cộng đồng vui vẻ", Scot Kees chia sẻ.

Trời nhiều mây là một vấn đề đối với người quan sát nhật thực dưới mặt đất, do đó hai ba con quyết định đặt vé máy bay của hãng Delta.

Cơ trưởng Alex Howell trả lời phỏng vấn sau khi chuyến bay hạ cánh rằng ông không nhìn Mặt Trời trong suốt chuyến bay, thay vào đó là bầu trời chuyển sang “phiên bản tối của hoàng hôn”.

Delta đã chuẩn bị cho chuyến bay suốt nhiều tháng.

Vào tháng 10/2023, một nhân viên lập kế hoạch hoạt động đề cập sự kiện nhật thực sắp tới, dẫn đến ý tưởng được hình thành và triển khai từ những công tác hậu cần đầu tiên, theo Chris Clisham - người giám sát chuyến bay của hãng hàng không.

Hãng hàng không lần đầu công bố chuyến bay từ Austin đến Detroit vào giữa tháng 2/2024, mô tả chuyến bay này "đặc biệt dành cho những người say mê thiên văn học để trực tiếp đi qua con đường của nhật thực toàn phần trong thời gian dài nhất". Chuyến bay lập tức "cháy vé" chỉ trong 1 ngày nên Delta nhanh chóng bổ sung chuyến bay khác, lần này là từ Dallas.

Jamie Larounis, một nhà phân tích ở Washington, D.C., thì không có kế hoạch đặc biệt để ngắm nhật thực. Tuy vậy, ông đã bị hấp dẫn bởi chuyến bay đầu tiên của Delta, nhưng không kịp giành chỗ ngồi. Cho đến khi nghe thông báo về chuyến tiếp theo, ông tức tốc đặt vé hạng nhất có giá khoảng 1.149 USD trong vòng 30 giây để thỏa đam mê hàng không hơn là nhật thực.

Tương tự, Melanie Elliott (36 tuổi) cũng chớp lấy cơ hội bay từ Dallas sau khi lỡ chuyến đầu tiên. Là một người hâm mộ thiên văn học có bằng cấp trong ngành vật lý, Elliott đeo khuyên tai phi hành gia, vòng cổ hệ mặt trời kèm theo chiếc nhẫn hình ngôi sao và mặt trăng.

Thế nhưng, chuyến bay không như kỳ vọng đã khiến cô quyết định quan sát nhật thực tiếp theo từ mặt đất. Nhưng Elliott không hoàn toàn "trắng tay" khi cô được nghe phi hành gia Scott Kelly phát biểu và chụp hình cùng hành khách.

“Scott Kelly đã chạm vào hình xăm Mặt Trăng của tôi. Điều này có vẻ đáng giá", cô bày tỏ.

Trong lần nhật thực cuối cùng có thể nhìn thấy từ Bắc Mỹ vào năm 2017, nhiếp ảnh gia Jon Carmichael đã cố gắng giành một vị trí trên chuyến bay đặc biệt của Alaska Airlines để chụp ảnh nhật thực từ trên trời. Ông thất bại, song vẫn nghiền ngẫm lịch trình chuyến bay và so sánh chúng với đường đi của nhật thực để tìm chuyến bay Tây Nam từ Portland, Oregon, đến St. Louis.

Với sự giúp đỡ của các phi công - một trong số họ thậm chí còn lau cửa sổ bên ngoài chỗ ngồi của Carmichael trước khi cất cánh - nhiếp ảnh gia đã chụp được khoảng 1.200 bức ảnh tạo thành tranh khảm mang tính biểu tượng ghi lại nhật thực.

Ông cũng đã chụp ảnh nhật thực từ đất liền nên đúc kết rằng mỗi hình thức có ưu, nhược điểm riêng. Chẳng hạn, trải nghiệm trên mặt đất sẽ hấp dẫn hơn vì có sự thay đổi nhiệt độ, phản ứng từ động vật hoang dã và tầm nhìn không bị cản trở bởi các bộ phận của máy bay.

Nhưng trên bầu trời, mây ít có khả năng cản trở, đồng thời thấy mặt trăng đổ bóng trên Trái Đất - một góc nhìn hiếm có đối với hầu hết người quan sát nhật thực trong lịch sử loài người.

“Nó thực sự mang đến cảm giác về quy mô vô tận của vũ trụ khi chúng ta là một phần của hệ thiên thể khổng lồ đáng kinh ngạc này, nơi bạn thực sự có thể nhìn thấy bóng của mặt trăng di chuyển khắp Trái Đất", Carmichael kết luận.

Nên đầu tư tiền vào đâu?

Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.

Mai Vũ

Ảnh: Jabin Botsford/The Washington Post

Cùng chuyên mục